September 2016



Nếu có điều kiện làm việc ở những môi trường tập đoàn khác nhau, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Mỗi một văn hóa khác biệt của họ xây dựng qua hàng trăm năm giải thích cho sự trường tồn của những tên tuổi lừng danh thế giới đó

Cảm giác dầu tiên sẽ thấy Nestle khác với Coca-Cola và Unilever. Làm việc tại Nestle cho ta cảm giác không chuyên nghiệp bằng. Đấy là so sánh giữa các công ty chuyên nghiệp nhất thế giới với nhau, chứ không phải Nestle không có tính chuyên nghiệp. Những nguyên tắc khá cứng nhắc của một đế chế 150 năm tuổi sẽ cho người ta thấy một tốc độ vận hành chậm chạp và có phần quan liêu. Tuy nhiên đây chính là giá trị khác biệt của tập đoàn.

Sự quan liêu cứng nhắc trong các nguyên tắc quản trị chất lượng sẽ giúp cho những sản phẩm Nestle đảm bảo chắc chắn vị thế đứng đầu thế giới của họ về chất lượng thực phẩm. Nếu là một nhân viên, bạn sẽ quen dần với trạng thái phát khùng vì những qui định quái quỉ kiểu "dư lượng kháng sinh", rồi quản trị nhiệt độ bên ngoài điểm bán, chờ đợi kết quả vi sinh...Kể cả bạn có thể chứng mính sự bất khả thi của những điều kiện thực tế, nhưng hãy thử cố tình vi phạm nguyên tắc chất lượng xem, bạn sẽ bị nghiêm trị đấy.

Nhưng Nest có một văn hóa nhân sự rất đẹp. Ngày gia nhập, bạn sẽ được "quảng cáo" về một công ty Nestle đầy nhân bản từ một ông bà nhân sự hay sếp nhớn nào đó. Nhưng nếu bạn tìm hiểu kĩ hoặc đơn giản chỉ sống lâu trong môi trường của Nestle, bạn sẽ nhận ra đó thực sự là một nguyên tắc căn bản của tập đoàn. Có lần tôi đã thử nghiệm, để sa thải một cậu nhân viên cấp giám sát, quyết không dùng tới những cách "nghệ thuật", tôi tuân thủ đúng những chu trình cẩn mật, từ nhắc nhở 3 lần, tới cảnh cáo vài bận, từ cho cơ hội phản biện,tới chấp nhận cho cậu ấy kiện cáo vô tư.

Để giám đốc nhân sự ra được một văn bản cuối cùng sa thải cậu đó, hồ sơ dày cỡ một cuốn sách. Và bản thân văn bản sa thải đó cũng rất có tình, rất nhân văn. Tôi lưu cả lại để làm kỉ niệm, nó giúp cho mình những ứng xử nhân sự rất đàng hoàng cũng như chuẩn mực về pháp lý cho những trường hợp cần đến sau này.

Có một điểm nữa, chẳng biết là tốt hay không. Nestle là nơi bạn có thể yên tâm làm việc cho tới tận khi lĩnh sổ hưu, miễn là bạn đủ mẫn cán. Vì những nguyên tắc nhân văn về nhân sự căn bản của tập đoàn, bạn hoàn toàn yên tâm rằng có vô số cái đầu và nhiều nguồn lực của tập đoàn sẽ dành cho việc chăm nom cuộc đời nghề nghiệp của bạn. Điều ấy cũng gắn liền với việc chậm chạp vô cùng trong việc ngóng chờ cơ hội thăng tiến từ dưới lên. Còn có điều nữa , cái này hót, lương của bạn cũng không thể cao ngất ngưởng được rồi, nếu nhìn quanh ngõ quẩn sang những nhà hàng xóm để so sánh.

Tụi tôi hay đùa : có thể " chết già " với Nestle, các sếp cứ ngồi lâu quá chả thấy đi cho thì các em chờ sao nổi . Bạn có thể tin không ? , câu nói như vậy hoàn toàn có thể nói với sếp của mình vào một thời điểm phù hợp (đừng vào , lúc họp hay đánh giá cuối năm nhé ) .

Có thể chắc chắn rằng, được làm việc tại một môi trường có văn hóa nhân sự đẹp như ở Nestle tại VN là một niềm hạnh phúc. Tôi chắc điều đó với tình cảm riêng và những trải nghiệm của minh qua các môi trường mình đã biết


Đỗ Anh Tú



Sau khi các chỉ trích nhắm vào Coca-Coca lắng xuống, mới đây lại tiếp tục có những mũi dùi chĩa vào một tên tuổi lớn khác là Nestle. Câu chuyện vẫn cũ, "chuyển giá". Không muốn bàn tới những nôi dung méo mó mà người ta cố tình gán cho nghiệp vụ Transfer Pricing. Chỉ bàn tới câu chuyện về khoản lỗ lũy kế mấy chục triệu đô la mà người ta muốn đưa ra để mổ xẻ. Xem nó đi đâu.

Khác với Coca-Cola và một số tập đoàn khác, Nestle là tập đoàn duy nhất thời ấy bước vào Việt Nam mà không hề lập ra một liên doanh. Nhờ đó, tập đoàn đã không phải chịu những câu chuyện đồn thổi về việc "thôn tính" phần vốn của đối tác nội địa như giới truyền thông thường hay gán ghép. Thay vì lập một liên doanh, Nestle mở công ty 100% vốn nước ngoài và đồng thời ở phía Bắc thể hiện thiện chí đầu tư của mình bằng một dự án xã hội thiện chí. Nội bộ chúng tôi gọi đó là dự án Nụ Cười.

Sẽ có rất nhiều người tiêu dùng nhận ra hình ảnh của logo sữa tươi thanh trùng Nestle, một sản phẩm có thể nói là duy nhất cho tới thời điểm này thực sự là sữa tươi tự nhiên và là sữa an toàn tuyệt đối theo chuẩn Châu Âu tới tận khoản mục dư lượng kháng sinh trong sữa. Không hề lạ lùng khi chúng tôi hàng ngày phải chia cho các cửa hàng từng chai sữa, và ngày nắng thì việc xử kiện phân chia sữa không công bằng là một nhiệm vụ quan trọng của nhân viên quản lý.

Để có được sản phẩm đó, Nestle đã tổ chức chăn nuôi bò sữa trong nông hộ ở huyện Ba Vì. Hệ thống tiêu thụ sữa cho nông dân là yếu tố quyết định nhất đã được đảm bảo bằng việc đầu tư tổ chức một hệ thống tài trợ vốn cho nông dân vay nuôi bò. Cán bộ nông nghiệp của Nestle hướng dẫn và theo dõi hỗ trợ trong cả quá trình chăn nuôi nếu bò bi ốm để không phải sử dụng kháng sinh, các điểm thu mua sữa và các trung tâm vừa thu mua vừa làm lạnh sữa xuống tận xã .Thùng sữa mang về được kiểm tra ngặt nghèo, không đạt là phải bỏ nguyên cả phuy sữa đó chứ không được dùng kể cả vào việc làm ra sữa chua như thông thường ngành sữa vẫn hay làm

Nhà máy chế biến sữa nhỏ thôi,nhưng để bao tiêu đảm bảo mua hết sữa cho nông dân. Chi phí là khổng lồ, có thể nhớ nôm na, cứ một chai sữa làm ra thì chúng tôi được bên tài chính cho biết là công ty sẽ chịu một khoản lỗ tương đương khoản tiền bán được chai đó. Để giữ lời cam kết bao tiêu sản phẩm, ngay cả ngày Tết Âm lịch, sữa tới nhà máy vẫn nhập bình thường. Có nhứng ngày mùng 1, mùng 2 Tết, vì vẫn mua sữa, nên vẫn phải sản xuất, bộ phận kinh doanh phải cắt cử người đi phát sữa miến phí cho người dân đi lễ tại các cổng chùa, chả có nơi nào khác có người trong ngày Tết.

Trong 10 năm trời cho đến khi dự án kết thúc năm 2006, mỗi năm vài triệu đô la cho việc tổ chức phát triển vùng chăn nuôi bò sữa và bao tiêu sản phẩm như vậy. Nestle đã đóng góp cho những người nông dân và chính chúng ta những nguồn sản phẩm tuyệt đối tươi ngon và an toàn. Một số công ty sữa Việt Nam sau này đã được thừa hưởng thành quả của sự đầu tư hạ tầng đó. Một phần trong số 30 triệu đô la lỗ của Nestle trong 14 năm qua đã được sử dụng như thế

Đỗ Anh Tú



Vào những năm 1860 , Thụy Sỹ còn là quốc gia nghèo, nằm bên châu âu loạn lạc chiến tranh liên miên, những đứa trẻ sinh ra thưòng thiếu dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong rất cao. Đơn giản vì những ngưòi mẹ thường thiếu sữa.

Henri Nestle là một dược sỹ, ông cũng từng kinh doanh nhưng thất bại.Quay trở lại nghiên cứu về dnh dưỡng, một công thức dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và sinh non được ông phát minh từ nghiên cứu thực tế. Công thúc đó lẽ ra sẽ nằm trong ngăn kéo nếu như không có một sự tình cờ. Gần nhà ông có một bà mẹ mất sữa và đứa trẻ sinh non đã lả đi. Người bạn nhờ ông giúp đỡ.

Đánh liều cùng nỗ lực cứu đứa trẻ, ông mang loại bột dinh dưỡng ngũ cốc pha sãn của mình bé bú. Đứa bé đã được cứu sống . Người bạn động viên ông đưa sản phẩm này ra bán rộng rãi. Công y Societe Farine Lactee Henri Nestle ra đời với logo hình tổ chim, chính là ý nghĩa của tên ông theo tiếng đức. Trong cái tổ nhỏ có con chim mẹ đang mớm cho đàn con đang mong chờ, thể hiện tính nhân văn của câu chuyện hình thành và cũng là triết lí căn bản của tập đoàn của tập đoàn Nestle trong suốt gần 150 năm

Trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, hoạt động tại gần 200 quốc gia với mọi khác biệt về văn hóa cùng thể chế chính trị. Doanh thu gần 200 tỷ đô la hàng năm, Nestle là một đế chế đứng đầu thế giới về thực phẩm và dồ uống,rất khác biệt với sự kiên định gìn giữ giá trị căn bản của người sáng lập. Không đánh đổi chất lượng lấy lợi nhuận trong bất kì hoàn cảnh nào. Luôn coi trọng con ngưòi trên tinh thần nhân văn tren logo. Nétle kiên trì tới mức bảo thủ để giữ vững giá trị của mình là một công ty nhân bản

Đỗ Anh Tú


Chỉ cách đây mười năm thôi, trong lúc đi bán hàng, những người nhân viên của chúng tôi thường nhận được sự ngạc nhiên đến thú vị từ khách hàng khi kể cho họ nghe câu chuyện về những cái tên sản phẩm mà chúng tôi mang bán. Những cô,chú lớn tuổi có kí ức về thời xưa Pháp thuộc thì cảm động , òa lên coi chúng tôi như thân thuộc và say mê kể về những kỉ niệm mà họ còn nhớ. Những người trẻ tuổi hơn thì thích thú khi biết rằng thứ mà họ coi là "mới ra" đã gắn bó với người Việt Nam tới gần trăm năm.


Nestlé chính thức bắt đầu kinh doanh tại đất Việt từ năm 1912 và nổi tiếng với tên gọi đi vào ngôn từ bình dân là "Sữa Con Chim" mãi cho đến ngày Sài Gòn thất thủ. Nổi tiếng ở Sài Gòn có hai nhãn hiệu sữa Ông Thọ (Longevity) và Con Chim(Nestlé)

Tại vì logo của Nestlé là một tổ chim (gồm chim mẹ và 2 chim con), nên người Việt mình cứ gọi là sữa Con Chim cho tiện. Có một câu chuyện tiếu lâm vui của người Sài Gồn xưa về sữa Con Chim.

[ Chú Ba Tàu, chủ tiệm “chạp phô” (tức là môt tiệm tạp hóa theo cách gọi ngoài Bắc ), giải thích vì sao sữa Con Chim lại bán với giá mắc hơn Sữa Ông Thọ : “Sữa con bò vì có nhiều vú nên rẻ, sữa mẹ chỉ có 2 vú nên đắt nhưng Con Chim nhỏ chút xíu, vắt được 1 lon sữa là quý lắm thì phải mắc tiền nhất chớ!” ]

Một ngôn từ cũng đi vào đời sống của miền Nam xưa đó là magi. nói đến maggi là ai cũng hiểu đó là nước tương (gọi theo tiếng miền Nam) hay xì dầu (gọi theo tiếng miền Bắc). Cũng như vậy, trên thế giới MAGGI từng nổi tiếng tới mức nhắc đến người ta hiểu ngay đồng nghĩa với nước chấm trong bữa ăn.

Ngày nay, sữa bột NAN, nước tương và hat nêm MAGGI của Nestle đã được đại đa số người tiêu dùng Việt Nam biết đến, nhưng những câu chuyện về lịch sử của các sản phẩm này trong 100 năm tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là những khám phá thú vị cho những người sử dụng chúng hàng ngày.

P/S ( ST ) Hình ảnh văn phòng của Nestle tại Sài Gòn thời xưa được lưu lại như những bức ảnh quí hiếm về đời sống SG.

Đỗ Anh Tú

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.