June 2015

Thành công mà chúng ta nhìn thấy ở những công ty khởi nghiệp không chỉ là kết quả của sự sáng tạo, mà còn là trái ngọt của một hành trình dài đầy thử thách, cam go, thất bại và đòi hỏi sự không ngừng cố gắng, nỗ lực.

Thành công mà chúng ta nhìn thấy ở những công ty khởi nghiệp không chỉ là kết quả của sự sáng tạo, mà còn là trái ngọt của một hành trình dài đầy thử thách, cam go, thất bại và đòi hỏi sự không ngừng cố gắng, nỗ lực.

Angry Birds – một trong những game di động ăn khách nhất mọi thời đại; Airbnb – công ty môi giới nhà thuê vừa chạm mức giá thị trường 25,5 tỷ USD hay Instagram - ứng dụng chỉnh sửa và chia sẻ ảnh thành công nhất thế giới. Bạn đã nghe đến hành trình khởi nghiệp trắc trở của họ chưa?

Angry Birds

Trước khi thành công rực rỡ và đạt mức doanh thu 156 triệu USD trong năm 2013, hãng trò chơi Rovio – cha đẻ của Angry Birds đã có một hành trình vất vả với tình trạng gần như phá sản. Trước khi ra mắt Angry Birds, hãng game này cũng đã sửa đổi hàng trăm lần sản phẩm của mình để đảm bảo tựa game có thể đi vào huyền thoại.

Chặng đường của Rovio chính là biểu hiện cho câu nói của nhà văn Mỹ Elbert Hubbard: “Không có thất bại, chỉ có nỗ lực không đủ lâu”.


Airbnb
Đã có một thời gian dài, Airbnb dừng lại ở mức doanh thu khiêm tốn 200 USD/tuần và không biết phải làm gì để cải thiện tình hình. Sau cùng, họ nhận ra vai trò của hình ảnh trong công việc của mình và nhanh chóng bắt tay hoàn thiện chúng.

Hiện nay, công ty đang phát triển rực rỡ. Sau đợt gây vốn 1,5 tỷ USD diễn ra vài ngày trước, giá thị trường của Airbnb đã chạm mức 25,5 tỷ USD.



Instagram

Được Facebook mua lại trong một thương vụ đình đám năm 2012 với mức giá 1 tỷ USD, Instagram là ứng dụng chỉnh sửa và chia sẻ ảnh thành công nhất thế giới. Thế nhưng, trước khi cho ra mắt sản phẩm hoàn thiện như vậy, những nhà sáng lập của Instagram cũng đã thất bại không ít. Hãy cùng theo dõi hành trình của họ:



Sau 4 tháng, Li Rongjun - chàng kỹ sư trẻ người Trung Quốc - đã hoàn thiện căn nhà 2 tầng rộng 29 m2 được xây dựng hoàn toàn bằng… vỏ chai bia.

Đây là dự án đầu tiên của Li Rongjun sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Nội Mông.

Căn nhà này có diện tích 29 m2 với 2 tầng, mỗi tầng cao 2,8 m.

Vật liệu xây dựng căn nhà là 8.500 chai bia thủy tinh...

... được kết dính bởi cát, xi măng và phủ đá cuội.

Chi phí xây dựng căn nhà là khoảng 70.000 nhân dân tệ, tương đương 235 triệu đồng. Căn nhà được xây dựng liên tục trong 4 tháng.

Li Rongjun xây dựng căn nhà này với sự giúp đỡ của bố mình. Cha Li cho biết: “Con trai tôi là người khá cầu toàn. Nó từng dỡ đi rồi xây lại các phần trong căn hộ vì cảm thấy chưa ưng ý”.

Căn nhà nằm trên khu đất bỏ hoang gần nhà bố mẹ Li Rongjun ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

“Ngôi nhà trông đẹp hơn vào buổi tối nhờ có ánh đèn lung linh”, Li Yan - người sống cùng làng với Li Rongjun chia sẻ. 

Trong tương lai, Li Rongjun sẽ tiếp tục thu hút thêm các nhà đầu tư và mở rộng căn nhà vỏ bia cũng như phát triển những dự án sáng tạo của mình.

Nhiên liệu hóa thạch không tồn tại mãi mãi và chúng ta cần phải có biện pháp thay thế trong tương lai.


Trái Đất thân yêu của chúng ta đang chuẩn bị bước vào giai đoạn khô cằn và cạn kiệt, hãy hy vọng rằng loài người sẽ không phải sống trong hoang mạc sau thời hậu tận thế giống trên phim Mad Max. Tuy nhiên, điều gì cũng phải đến, nhiên liệu hóa thạch sẽ dần cạn kiệt đi và con người cần phải chuẩn bị từ trước để chu cấp cho nhu cầu sống sau này.

Để phòng bị cho trường hợp nhiên liệu cạn kiệt trong tương lai, dự án xe mô tô chạy bằng năng lượng gió đã ra đời. "Tôi đã từng thuê một chiếc mô tô và chạy xuyên qua cao nguyên Glencoe ở Scotland vào năm 2013", Alistair McInnes, một sinh viên ngành thiết kế công nghiệp tại trường đại học RMIT ở Úc, cho biết.

"Khi ở giữa cao nguyên này, tôi bất thình lình nhận ra, sau một vài năm nữa sẽ chẳng còn cách nào cho tôi và mọi người được trải nghiệm những hành trình như thế. Và vì thế tôi đã hình dung ra một kiểu thiết kế mô tô mới, giúp mọi người có thể đi du lịch thoải mái mà không phải lo về vấn đề xăng dầu".

Chiếc xe này mang tên Strangeword, được thiết kế đặc biệt theo môi trường của Úc trong giả thiết vào năm 2050. Đây là thời điểm mà McInnes dự đoán nguồn nhiên liệu hóa thạch sẽ còn lại rất ít, nếu không nói là cạn kiệt.

"Thiết kế đặc biệt của loại xe này giải quyết được 2 vấn đề lớn quanh việc đi du lịch tại đất nước Úc, đó là môi trường rộng lớn mà họ phải đi qua và làm sao để cung cấp đủ lượng nhiên liệu cho phương tiện của mình", anh cho biết. "Khả năng cơ động và sử dụng năng lượng tái tạo của chiếc mô tô này có thể giúp nó hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt cho đến năm 2050"

Trên khung xe của Strangeworld sẽ có một ngăn chứa tua bin gió đóng mở để thu thập nguồn năng lượng này. Bên cạnh đó, chiếc xe này còn sử dụng các tấm quang điện để hấp thụ năng lượng mặt trời nhằm bổ sung năng lượng cần thiết. Tất cả các loại năng lượng này sẽ được truyền dẫn vào một hộp pin lắp bên trong xe để cấp năng lượng hoạt động.



Được biết, McInnes đã thiết kế chiếc xe này trong vòng 8 tuần và lắp ráp nó hết 6 tuần liền, chi phí tốn khoảng 7.000 AUD (tương đương 117 triệu đồng). Thời điểm hiện tại, chiếc xe này có thể chạy được tối đa 80 km/h trong vòng 15 phút, sử dụng động cơ lai được đặt từ trên mạng.

Theo McInnes, phiên bản thử nghiệm cuối cùng sẽ có thể chạy được 500 km cho một lần sạc, sử dụng động cơ được thiết kế riêng cho Strangeworld. Như vậy, bản mẫu hiện tại chỉ là ý tưởng ban đầu và các thiết kế trong tương lai hứa hẹn sẽ được thay đổi và cải thiện nhiều hơn.

Mục tiêu chiếc xe này nhắm đến chính là những khách hàng có nhu cầu đi cắm trại, đi du lịch và những người thích đi "phượt", tất cả những gì họ cần làm chỉ là một chiếc mô tô và thỏa thích du lịch vòng quanh nước Úc mà không cần phải bám theo các cung đường có trạm xăng.

Strangeworld có thể sạc vào ban ngày và dùng năng lượng đó để vận hành vào ban đêm; hoặc người lái có thể chạy xuyên suốt một ngày rồi nghỉ ngơi vui chơi trong ngày hôm sau, cùng lúc đó để cho xe được nạp lại năng lượng cho chuyến đi kế tiếp.

Bên cạnh đó, McInnes cũng có ý định đưa chiếc xe của mình xuất hiện trong đợt phim Mad Max tiếp theo. "Nếu đạo diễn George Miller muốn sử dụng chiếc Strangeworld của tôi làm đạo cụ trong phim, tôi rất vui và sẵn sàng."

Hiện thiết kế này đang tham dự giải thưởng trên trang web James Dyson Award, đây là giải thưởng được tổ chức nhằm trao thưởng cho các cá nhân có ý tương thiết kế tốt nhất. Đối tượng tham gia là các sinh viên học ngành thiết kế và kỹ thuật hoặc các cựu sinh viên đã tốt nghiệp ngành này trong vòng 4 năm qua.

Steve Jobs có một câu nói bất hủ “Đôi khi khách hàng không biết mình muốn gì, cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy”. Và nhiều start-up lấy đó làm lý do để chỉ tập trung vào những gì mình muốn làm (hoặc có thể làm) hơn là nghiêm túc nghiên cứu xem thị trường đang thực sự cần gì. Vấn đề là, bạn không phải là Steve Jobs, và công ty bạn không phải là Apple.
Vài start-up hiện nay có phần sai lệch và ảo tưởng đến mức họ nghĩ rằng sản phẩm mới mà họ sắp tung là một sự hoàn hảo và không hề giống với bất cứ mẫu nào ngoài thị trường; đến mức họ quyết định chỉ cần tung sản phẩm mà không cần do dự, việc còn lại là để khách hàng xúm lại trầm trồ. Một vài start-up trẻ khác đã phát triển những công nghệ phần mềm kỹ thuật cao đến mức không biết khách hàng mục tiêu của họ có hiểu được không hay có điều kiện tiếp cận không, và thế là kế hoạch đơn giản chỉ là cho sản phẩm lên kệ và để khách hàng quyết định.

Những cách tiếp cận như trên đã vô tình bỏ qua tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược thương hiệu (brand strategy), mà đó lại là nền tảng quyết định thành công của việc tung sản phẩm. Có một chiến lược thương hiệu tốt sẽ đảm bảo cho mọi người trong team có sự kết nối và thống nhất mục tiêu, giúp bạn xác định được định vị, điểm khác biệt của thương hiệu và chiếm được lòng tin của khách hàng. Chỉ trong một vài trường hợp hiếm hoi thành công đến ngay sau khi cho ra mắt sản phẩm (do may mắn hoặc do thực sự đột phá), còn phần lớn trường hợp thành công không thể thiếu việc hoạch định chiến lược thương hiệu.

Một chiến lược thương hiệu tốt sẽ đảm bảo cho mọi người trong team có sự kết nối và thống nhất mục tiêu, giúp bạn xác định được định vị, điểm khác biệt của thương hiệu và chiếm được lòng tin của khách hàng.

Có hàng tá lý do các công ty start-up đưa ra để biện minh cho việc không đầu tư phát triển thương hiệu. Phần lớn trong số đó là những lý do liên quan đến ngân sách và thời gian:“Chúng tôi không có đủ tiền để làm thương hiệu”, “Tôi không có thời gian cho những việc không mang lại hiệu quả tức thì”. Hay tệ hơn, các start-up nhầm lẫn ý tưởng sản phẩm với chiến lược thương hiệu, không nhận ra được trong phần lớn trường hợp một định vị thương hiệu tốt có thể mang lại giá trị vô hình lớn hơn cho sản phẩm.

Một sản phẩm tốt cần một chiến lược thương hiệu tốt để thành công. Xây dựng chiến lược thương hiệu toàn diện không đơn giản, tuy vậy, trong môi trường đòi hỏi phải tốc độ và linh hoạt như các công ty start-up, có một mô hình đơn giản có thể giúp xây dựng nền tảng thương hiệu cơ bản để phát triển. Đó là tên gọi của khái niệm “Minimum Viable Brand (MVB) concept” (tạm dịch: “Mô hình định vị thương hiệu tối giản”) — được giới thiệu bởi Eric Ries trong quyển sách nổi tiếng “The Lean Start-up” được rất nhiều công ty khởi nghiệp đánh giá cao. Với mô hình MVB, các start-up có thể xây dựng các định nghĩa về sản phẩm để sử dụng trong việc hoạch định chiến lược và thấu hiểu thị trường mà không mất quá nhiều nguồn lực.

Mô hình MVB bao gồm những nhân tố cốt lõi mà một thương hiệu cần có để duy trì sự tập trung và gắn kết trong nội bộ team, xác định phân khúc thị trường và tìm kiếm điểm khác biệt. Nền tảng để phát triển mô hình MVB là “6-What’s”:
What we stand for (chúng ta đại diện cho điều gì)? — là Brand Essence, thế mạnh cốt lõi của thương hiệu
What we believe in (chúng ta tin tưởng điều gì)? — là Brand Values, những giá trị mà thương hiệu theo đuổi.
What people we seek to engage(chúng ta cần làm hài lòng những ai)? – là Target Audience, khách hàng mục tiêu.
What distinguishes us (điều gì khiến chúng ta khác biệt)? – là Differentiators, khác biệt thương hiệu hay là lý do duy nhất tại sao khách hàng phải chọn chúng ta thay vì những đối thủ, lựa chọn khác.
What we offer (chúng ta mang lại điều gì)? – là Brand Experience, những trải nghiệm thương hiệu, lợi ích sản phẩm
What we say and show (chúng ta nói và làm như thế nào)? – là Logo, hình ảnh thương hiệu và thông điệp truyền tải.

6 yếu tố là những cột trụ cơ bản giúp xây dựng vững chắc nền tảng thương hiệu trước khi đưa ra những quyết định lớn hơn (như tung sản phẩm). 6 yếu tố này đã được cân nhắc và lược bỏ khác nhiều những yêu cầu khác của một chiến lược thương hiệu toàn diện mà một công ty start-up có thể chưa cần trong giai đoạn đầu. Để xây dựng mô hình MVB, cần tiến hành một vài workshop giữa các thành viên chủ chốt trong công ty, mời thêm một số đối tác sáng tạo, người điều phối (facilitator / moderator), chuyên gia bên ngoài để có góc nhìn đa chiều và tư duy phản biện.
4 nguyên tắc mà các start-up cần tuân thủ khi xây dựng MVB

Trước hết, mỗi công ty nên lấy thương hiệu làm gốc (brand-led) và lắng nghe thông tin từ thị trường (market inform). Cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu sẽ quyết định sức mạnh và giá trị của thương hiệu, nên các brand managers phải hết sức cẩn thận vun đắp cho những cảm nhận tích cực từ phía người tiêu dùng. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta để mặc tất cả cho người tiêu dùng, để họ tùy tiện xác định những tiêu chí và giá trị cấu thành thương hiệu.

Do vậy, dù là start-up nhỏ hay là một công ty lớn, người quản lý thương hiệu cần có chính kiến đối với “đứa con tinh thần” thương hiệu về việc nó đại diện cho điều gì và mang lại giá trị gì cho khách hàng. Quan điểm này sẽ là phương hướng hành động cho toàn bộ tổ chức. Nếu ngay cả người quản lý không xác định được những điều này, nhiều khả năng khách hàng của họ cũng không hiểu. Thất bại.

Một chiến lược thương hiệu có thể hình thành từ một ý tưởng sản phẩm đã được kiểm chứng dựa trên những phản ứng thị trường, và phải được thống nhất trước khi ra mắt sản phẩm. Đó là ý nghĩa của phương châm lấy thương hiệu làm gốc (brand-led). Còn nguyên lý nắm bắt thông tin từ thị trường (Market-informed) nghĩa là người lãnh đạo nên thường xuyên tiếp thu thông tin và có hiểu biết nhất định về thị trường. Sự thật ngầm hiểu (customer insight), các đối thủ cạnh tranh và hiểu biết về kinh tế vĩ mô, xu hướng xã hội sẽ là tiền đề để làm sắc bén hơn chiến lược thương hiệu (chứ không hẳn bị thay đổi bởi những điều đó).

Mô hình MVB nên được xây dựng một cách tập trung và có trọng tâm. Một thương hiệu chỉ nên được định vị với những đặc tính phù hợp với một nhóm khách hàng cụ thể. Không bao giờ nên có một sản phẩm cho tất cả mọi người. Nhiều start-up sợ rằng nếu giới hạn những lợi ích hay đặc tính thương hiệu thì sẽ mất đi những khách hàng tiềm năng khác. Điều này là không đúng, thậm chí ngược lại, một khi start-up xác định rõ ràng một thế mạnh, một định vị cốt lõi của thương hiệu, họ sẽ có khuynh hướng thu hút nhiều khách hàng trung thành và chất lượng hơn.

Hãy nghĩ về trường hợp của Red Bull, với những chiến dịch marketing đình đám, hay Harley-Davidson, đều được xây dựng dựa trên các khách hàng trung thành. Chủ động phân khúc thị trường và tìm kiếm một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể sẽ giúp start-up phân bổ nguồn lực (vốn nhỏ nhoi) một cách hiệu quả trong việc tiếp cận, loại bỏ những đối tượng không phù hợp có thể gây lãng phí. Sau khi ra mắt sản phẩm, start-up có thể nghiên cứu để mở rộng phân khúc thị trường và nhóm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu ngay từ đầu không tập trung, không có trọng tâm là cách chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại, vì một sản phẩm cho tất cả mọi người cũng có nghĩa là sản phẩm không dành cho ai cả.


Cuối cùng, MVB cần cân nhắc yếu tố về lợi ích cảm tính, hay những yếu tố cảm xúc khi sử dụng. Thực sự thì có rất ít sản phẩm được xem là mới-hoàn-toàn đối với thị trường, thường thì tất cả đều “mới” ở góc độ tốt hơn, tinh tế hơn hoặc có thêm tính năng mới. Vấn đề là người sử dụng rất hiếm khi chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt đó và họ cũng không hẳn là đánh giá tỉ mỉ như các start-up hay nghĩ. Đồng ý rằng những điểm sáng tạo độc đáo sẽ mang lại bất ngờ và thích thú trong thời gian ngắn, nhưng sức hút giảm dần cộng với áp lực cạnh tranh và nguy cơ bị làm nhái sản phẩm ngày càng tăng là những khó khăn dành cho start-up trong việc duy trì ấn tượng về sản phẩm trong mắt khách hàng.

Để trụ được ở vị trí độc tôn, start-up phải tìm được một tính năng, một điểm khác biệt thực sự bền vững và hấp dẫn, và một trog những cách để làm được điều này là thông qua cảm xúc. Gắn kết sản phẩm với những giá trị về tình cảm và tìm kiếm mối dây liên hệ về cảm xúc với khách hàng sẽ giúp thương hiệu có được tiếng nói chung và mối quan hệ khách hàng lâu bền (Apple làm rất tốt nhiệm vụ này).

Trong cuộc chiến thông tin dày đặc, công nghệ phát triển và thời gian bị giới hạn như hiện nay, việc cho ra đời và phát triển một sản phẩm mới là vô cùng khó khăn. Các start-up nào quá cứng nhắc trong quá trình xây dựng sản phẩm, phát triển công ty thường dễ bị thất bại, bởi thiếu thông tin và sai lầm trong việc thấy hiểu khách hàng, thị trường, đối thủ. Giữ cho start-up mình luôn linh động với thị trường và chủ động về chiến lược không cần phải tốn quá nhiều thời gian và nguồn lực. Mô hình MVB sẽ là điểm khởi đầu mang đến sự thống nhất về chiến lược, trọng tâm và sự linh động để phát triển.

Theo nghiên cứu của Approved Index, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước có nhiều người tự kinh doanh nhất thế giới, với tỷ lệ 13,3% dân số. Uganda đứng đầu danh sách.
1. Uganda

Quốc gia Đông Phi Uganda có tới 28,1% dân số tự kinh doanh sau nhiều năm bị thống trị bởi chế độ độc tài. Việc làm ăn của họ ngày càng thuận lợi hơn nhờ mạng cáp quang Internet mới được lắp đặt.

2. Thái Lan

16,7% dân số Thái Lan tự làm ông chủ. Tại nước này, giao thông là một vấn đề nhức nhối. Tuk tuk là phương tiện di chuyển thuận tiện nhất trong thành phố và số lượng người lái loại xe này khá lớn.

3. Brazil

Tỷ lệ người tự kinh doanh tại Brazil chiếm 13,8% dân số, chủ yếu là người bán hàng rong. Gần 50% doanh nhân tại Brazil là phụ nữ.

4. Cameroon

13,7% dân số Cameroon tự kinh doanh, trong đó phần lớn làm việc trong ngành dịch vụ và thực phẩm.

5. Việt Nam

Người kinh doanh tự thân tại Việt Nam chiếm tới 13,3% dân số. Việt Nam nổi tiếng với những gánh hàng rong và tiệm cắt tóc đường phố như trong hình.

6. Angola

Quốc gia Nam phi Angola có tới 12,4% dân số tự làm chủ, trong đó chủ yếu là người bán hàng rong. Tình trạng tắc đường nghiêm trọng tại đây giúp họ làm ăn phát đạt.
7. Jamaica

11,9% dân số quốc đảo Jamaica làm kinh doanh, trong đó có nhiều người bán hàng rong. Chính phủ nước này khuyến khích các ý tưởng kinh doanh liên quan tới công nghệ.
8. Botswana

1,1% dân số Botswana là doanh nhân, hình thành mạng lưới kinh doanh cá nhân hùng hậu.
9. Chile

Chile là một trong những quốc gia thịnh vượng và ổn định nhất tại Nam Mỹ. 11% dân số nước này chọn con đường tự kinh doanh. Trong ảnh là một buổi hội thảo về khởi nghiệp tại quốc gia này.

Chinh phục được trái tim của khách hàng, thương hiệu còn lo gì tới doanh số?

Trong các phương thức Marketing, cách thức làm Marketing thông minh và khôn ngoan nhất là mang đến cho người tiêu dùng sự trải nghiệm về sản phẩm, từ đó tạo nên sự trung thành trong việc sử dụng sản phẩm.

Nhưng trải nghiệm thế nào để làm họ nhớ và gắn bó với sản phẩm, khắc sâu được thông điệp mà nhà quảng cáo muốn nói, có lẽ không phải là điều dễ dàng. Những phương thức truyền thống, tặng quà cho người tiêu dùng từ lâu đã trở nên phổ biến, nhưng những phương thức Marketing và chiến dịch quảng cáo dưới đây có lẽ sẽ làm bạn phải “ ngả mũ” trước những ý tưởng sáng tạo và cách làm chuyên nghiệp của họ.

Ý tưởng độc đáo của L’oreal về sản phẩm mới “Mascara waterproof”



Để giới thiệu về sản phẩm mới của L’oreal Mascara waterproof, L’oreal đã kết hợp cùng với công ty quảng Cáo MC Cann Mexico mời 100 người phụ nữ đến rạp chiếu phim để xem phim miễn phí với điều kiện họ phải chấp nhận được công ty trang điểm, chụp hình trước và sau khi xem phim.

Vậy là một show trang điểm, chụp hình cho 100 cô gái đã diễn ra. Các cô gái được dẫn vào trong 1 phòng chiếu lớn để xem 1 bộ phim hết sức cảm động. Bộ phim nhiều cảm xúc, tình cảm đã lấy đi nước mắt của 100 người phụ nữ xinh đẹp. Họ sụt sịt, cảm độnng rồi lau nước mắt.

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, họ lại được chụp hình để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này.

Kì lạ thay, sau khi xem xong bộ phim, dù đã khóc rất nhiều, các cô gái vẫn đẹp rạng ngời và trông còn “tràn đầy biểu cảm” hơn trước. Không một ai trong số họ bị lem mắt hay có những vết thâm quầng.


"Because L’orreal waterproof Mascara resists a good bye, a ship singking, and 162 minutes of tears."

Không cần dùng lời nói hoa mỹ về những đặc tính ưu việt của sản phẩm, L’Oreal đã rất thành công trong việc giới thiệu sản phẩm mới mà chắc hẳn đã chạm đến trái tim của nhiều người phụ nữ.
Chương trình “lên án nạn xâm hại tình dục ở trẻ thành niên” của tổ chức Nobody's Children

Với một đề tài khá nhạy cảm “ Nạn xâm hại tình dục trẻ em ”, Tổ chức trẻ em The Nobody kết hợp cùng với công ty quảng cáo MC Cann ở Phần Lan đã mang đến cho người xem những trải nghiệm, những cung bậc cảm xúc đan xen từ“ thú vị, ngọt ngào” đến “nghẹn thắt lòng” chỉ trong vài giây quảng cáo.



Họ đã sáng tạo ra một chiến dịch mang tên Secret, được tổ chức ở Rạp chiếu phim Kinotewa ở Warsaw. Người xem vẫn lựa chọn những bộ phim mà họ chọn thông thường, và vào phòng chiếu. Họ nhận được một tấm thiệp chỉ với 1 chữ duy nhất “ Secret” trên ghế ngồi. Khi họ mở ra, họ nhận được một chiếc kẹo ngọt ngào với một dòng chữ đầy ẩn ý:

‘Eat me. No one will find out. It’ll be our secret.’ (Hãy ăn tôi đi. Sẽ không một ai biết điều. Đó là bí mật của chúng ta)

Họ cảm thấy rất thú vị và nghĩ rằng là một niềm vui nho nhỏ của rạp chiếu phim dành cho mình.

Họ bắt đầu ăn kẹo và xem những quảng cáo trước phim.

Quảng cáo cũng có những hình ảnh với chiếc kẹo mà họ vừa ăn, kể về tuổi thơ thật đẹp với những em bé khi được nhận những chiếc kẹo ngọt ngào mang tên «Secret». Nhưng 5 giây sau đó, cảm xúc lại trở nên buồn bã và đau khổ hơn bao giờ hết, khi biết bí mật của những chiếc kẹo, là kết quả của những nạn xâm hại tình dục vị thành niên.



âu đó trong cuộc sống của chúng ta, đằng sau những điều tốt đẹp luôn là những sự thật đau thương. Những nhà làm marketing đã khéo léo lồng vào bộ phim những thông điệp nhằm nâng cao nhận thức và giúp đỡ trẻ em bị lạm dụng tình dục và đang bị quên lãng.

Không phải quảng cáo nào cũng tạo nên sự thoải mái và phấn khích. Đôi khi, có những quảng cáo làm người xem phải khóc và nghẹn lòng. Tổ chức Nobody và nhà quảng cảo MC Cann đã làm được cả hai điều đó. Họ đã tạo ra một chiến dịch buồn vui lẫn lộn và chạm đến trái tim của nhiều người.

Nếu bạn là một trong số họ, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên cảm xúc đó.

Chính thức sáp nhập từ đầu năm 2014, hai công ty thương mại điện tử chuyên kinh doanh sản phẩm và dịch vụ giảm giá NhómMua và CùngMua đang dần ổn định hoạt động kinh doanh.

Đáng chú ý hơn, nửa năm sau thời điểm sáp nhập, CùngMua bất ngờ công bố phát triển hệ thống bán lẻ Cmart song hành cùng chương trình hội viên Premium. Theo đó, quyền lợi Premium cho phép hội viên được phép mua hàng với giá gốc từ nhà sản xuất tại hệ thống Cmart. Đây là lần đầu tiên một công ty thương mại điện tử của Việt Nam quyết định đầu tư phát triển chuỗi bán lẻ.

Tròn một năm hệ thống Cmart ra đời, NCĐT đã trao đổi với ông Hồ Quang Khánh, Tổng Giám đốc NhómMua và CùngMua, để tìm hiểu về hoạt động của Cmart cũng như định hướng của nhóm công ty này trong thời gian tới.

Q: Tham gia phát triển chuỗi bán lẻ Cmart, phải chăng CùngMua muốn cạnh tranh với các cửa hàng tiện lợi và hệ thống siêu thị?

Xét về quy mô và mức độ đầu tư, Cmart chưa thể so sánh được với mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Nhưng về mặt sản phẩm thì đúng là có cạnh tranh. Cmart cho phép các hội viên Premium của CùngMua mua hàng tiêu dùng nhanh với giá gốc lấy từ nhà sản xuất, đồng thời mua các sản phẩm khuyến mãi với giá tốt hơn cả giá niêm yết trên website CùngMua. Đổi lại, khách hàng phải trả 98.000 đồng/năm để được trở thành hội viên Premium. Mô hình này học theo cách làm của nhà bán lẻ hàng giá rẻ Costco ở Mỹ.

Ông Hồ Quang Khánh, Tổng Giám đốc NhómMua và CùngMua - Ảnh: CùngMua

Q:
Mua hàng ở các siêu thị cũng được tích lũy điểm và có quyền lợi hội viên. Cmart sẽ mang đến những giá trị nào đặc biệt hơn thế?

Với siêu thị, khách hàng phải mua hàng theo giá niêm yết của nhà bán lẻ trước rồi mới được nhận chiết khấu như phiếu giảm giá hay quà tặng vào cuối năm. Còn với Cmart, chỉ cần bỏ ra trước 98.000 đồng là khách hàng có quyền mua hàng tiêu dùng theo giá gốc của nhà sản xuất trong vòng một năm, đồng nghĩa với việc chúng tôi không có lãi từ việc bán các sản phẩm đó.

Mặt khác, nếu tỉ suất lợi nhuận trung bình của các nhà bán lẻ là khoảng 10%, khách hàng mua hàng ở Cmart sẽ tiết kiệm được 10% chi phí đó. Nghĩa là họ chỉ cần mua 1 triệu đồng tiền hàng ở Cmart, tương đương chi phí nhu yếu phẩm 1-2 tháng, là đã lấy lại được số tiền 98.000 đồng bỏ ra để mua hội viên Premium. Như vậy, những người có nhu cầu mua nhu yếu phẩm thường xuyên sẽ có động lực lớn để mua sắm tại Cmart. Hội viên còn được tích lũy 2% trên mỗi hóa đơn ở Cmart hoặc CùngMua, hoàn lại vào cuối kỳ hội viên theo dạng tiền trong tài khoản.

Lợi nhuận của CùngMua ở mô hình này sẽ đến từ phí hội viên Premium và việc kinh doanh các sản phẩm khác tại hệ thống Cmart, bên cạnh các sản phẩm giá gốc. Ví dụ như các sản phẩm, dịch vụ có khuyến mãi trên website CùngMua nhưng bán với giá thấp hơn nữa ở Cmart. Với nhóm hàng này, mức lợi nhuận tối đa sẽ chỉ là 10-15%.

Q:Chương trình hội viên Premium và hệ thống Cmart đã được Công ty vận hành được một năm. Khách hàng hiện đón nhận ra sao?

Hiện tại, số hội viên Premium của chúng tôi ở mức vài chục ngàn và tỉ lệ đăng ký tiếp sau năm đầu tiên là hơn 70%. Qua tìm hiểu, một phần lý do khiến các khách hàng gần đây không đăng ký tiếp là do họ chưa nắm được thông tin mới về chiến lược sản phẩm của Cmart. Từ khi Cmart bắt đầu tập trung bán hàng tiêu dùng nhanh cách đây 2 tháng, tỉ lệ hội viên Premium đăng ký mới cũng tăng nhanh đáng kể. Nhằm khuyến khích thử nghiệm, trong 100 ngày đầu tiên sau khi mua hội viên Premium, khách hàng có thể yêu cầu hoàn lại tiền vì bất cứ lý do nào. Tuy nhiên, khách hàng của CùngMua đều là những người tiết kiệm trong chi tiêu, nên mô hình Cmart rất phù hợp với họ.

Q: Từ thương mại điện tử mở rộng sang chuỗi bán lẻ, CùngMua giải quyết bài toán chi phí vận hành mặt bằng Cmart thế nào?

Địa điểm mở cửa hàng Cmart không cần vị trí đẹp. Chúng tôi nhắm đến những địa điểm nằm giữa khu dân cư đông đúc, có diện tích dưới 100 m2 và chi phí đầu tư chỉ vài trăm triệu đồng mỗi cửa hàng. Chi phí vận hành mỗi cửa hàng Cmart hiện là dưới 100 triệu đồng/tháng. Trước mắt, mỗi cửa hàng mới mở ra đều đạt điểm hòa vốn đầu tư sau 1 tháng. Theo tính toán, trung bình 95/100 khách hàng bước vào Cmart sẽ phát sinh hóa đơn mua sắm.

Lợi thế của chúng tôi là nắm rõ dữ liệu khách hàng của mình, nên có thể lên kế hoạch mở các cửa hàng Cmart mới ở những khu vực thuận tiện cho họ. Việt Nam hiện cũng chỉ có 2 đô thị chính với mật độ dân số rất đông đúc, nên không quá khó để Cmart phát triển hệ thống.


NhómMua đã về chung một nhà với CùngMua sau biến cố lớn từng khiến khách hàng phải e ngại. Tình hình hoạt động năm ngoái của 2 Công ty ra sao?

Đến cuối năm 2014, tổng doanh số cả 2 Công ty tăng trưởng 30%. Còn 6 tháng đầu năm nay, chúng tôi tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Q: Ông nhìn nhận thế nào về tương lai của mô hình kinh doanh sản phẩm và dịch vụ giảm giá trực tuyến? Mục tiêu hoạt động của 2 Công ty trong năm nay cụ thể ra sao?

Lĩnh vực này còn có tiềm năng tăng trưởng rất nhiều. Thứ nhất, thương mại điện tử là xu hướng. Thứ hai, mọi người đều thích giảm giá và khuyến mãi. Mô hình kinh doanh kết hợp được những yếu tố này theo tôi là ổn. Với chuỗi Cmart, yếu tố giảm giá và khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng sẽ được đẩy mạnh. Tôi tin người tiêu dùng sẵn sàng đi mua hàng nếu giá thật sự tốt và nơi bán không quá xa.

NhómMua và CùngMua sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng doanh số. Riêng hệ thống Cmart, hiện chúng tôi đã có 8 cửa hàng tại TP.HCM, 1 cửa hàng tại Hà Nội và 1 cửa hàng tại Đà Nẵng. Đến cuối năm nay, mục tiêu sẽ là đạt tổng cộng 50 cửa hàng Cmart tại Việt Nam, có lẽ sẽ tập trung chủ yếu ở TP.HCM.

Coca-Cola phát triển từ sản phẩm có chứa cocaine năm 1886 thành loại đồ uống có đường hiện diện khắp mọi nơi vào năm 1929.

Giờ đây, người dân ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tiêu dùng 1,9 tỷ suất đồ uống này mỗi ngày, theo số liệu của Công ty Coca-Cola.

Ông David Butler - Phó chủ tịch phụ trách đổi mới và cải tiến của Coca-Cola, đồng tác giả cùng với Linda Teschler cuốn Design to Grow: How Coca-Cola Learned to Combine Scale and Agility (and How You Can Too) (tạm dịch: Thiết kế để tăng trưởng: Cách Coca-Cola kết hợp quy mô và sự nhạy bén (và Bạn cũng có thể)), cho biết, hãng này đã sử dụng 7 chiến lược thiết kế và tiếp thị chủ chốt để đưa Coca-Cola trở thành thương hiệu số 1 toàn cầu.

1. Khởi đầu với công thức độc nhất vô nhị được thị trường kiểm nghiệm


Sau cuộc nội chiến, đại tá John Pemberton muốn phát triển sản phẩm rượu vang coca (coca wine: cơ bản là cola với cồn và cocaine) - sản phẩm đang được ưa chuộng thời đó. Năm 1886, bang Atlanta thông qua đạo luật buộc các nhà sản xuất nước ngọt chỉ được sản xuất các sản phẩm đồ uống không chứa cồn.


Pemberton gửi cho cháu trai Lewis Newman một vài mẫu sản phẩm của ông để đưa đến một nhà thuốc địa phương nơi mọi người thường tụ tập để uống các loại nước soda.

Newman phản hồi cho Pemberton về nhiều loại đồ uống pha chế khác nhau và cuối năm đó, Pemberton đã tìm ra công thức độc nhất vô nhị và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Công thức ban đầu giờ đây vẫn được giữ bí mật trong hầm an toàn tại Atlanta.

Thành phần cocaine được loại bỏ khỏi sản phẩm Coke vào năm 1903. Nhà sản xuất cũng đã nhiều lần điều chỉnh thành phần trong thế kỷ qua, nhưng ngoài thảm họa “New Coke” năm 1985, công thức ban đầu của Coca-Cola gần như không thay đổi.

Quyết định này đã giúp công ty tăng trưởng do không phải mất thời gian để điều chỉnh theo khẩu vị của các thị trường trên toàn thế giới.

2. Phông chữ trên logo không bao giờ thay đổi

Frank Mason Robinson - nhân viên kế toán của ông Pemberton đã quyết định rằng logo của Coca-Cola phải sử dụng kiểu chữ Spencerian mà nhân viên kế toán hay dùng vì nó sẽ tạo sự khác biệt với các sản phẩm đối thủ.

Công ty đã tiêu chuẩn hóa logo vào năm 1923, đồng thời, giống như công thức, quyết định rằng dù rằng bao gói có thể điều chỉnh theo thời gian, song logo lõi sẽ không bao giờ thay đổi.


Kết quả là logo hơn 100 năm tuổi của Coca-Cola đã in sâu vào trí nhớ của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

3. Sử dụng mẫu chai độc quyền

Sau khi thương nhân tại Georgia Asa Griggs Candler trở thành cổ đông lớn của Coca-Cola vào năm 1888, ông quyết tâm đưa Coke trở thành sản phẩm phổ biến nhất nước Mỹ bằng việc tiếp thị và liên kết với các nhà đóng chai trong khu vực.

Đến năm 1915, Candler để mất thị phần vào tay hàng trăm đối thủ. Ông mở cuộc thi trên phạm vi toàn quốc về thiết kế mẫu chai đựng có thể cho người tiêu dùng biết rằng Coke là sản phẩm tuyệt hảo, không thể nhầm lẫn với các sản phẩm cola khác.

Mẫu chai mới phải có thể sản xuất đại trà, sử dụng thiết bị hiện có nhưng cũng phải khác biệt và dễ nhận biết.

Công ty Root Glass Company tại Indiana quyết định tham gia cuộc thi. Trong khi tìm kiếm trong từ điển từ “coca” và những từ tương tự, Butler viết, người giám sát khuôn Earl R. Dean tình cờ nhìn thấy hình minh họa cây cacao và ông ngay lập tức bị ấn tượng.


Coca-Cola gần như không liên quan gì đến cacao, nhưng quả cacao có hình dáng vừa kỳ lạ và vừa hấp dẫn. Ông Deal và nhóm cộng sự của mình bắt tay vào làm việc và trở thành người thắng cuộc thi vào năm sau đó.

Coca-Cola đặt mua mẫu chai mới như một phần trong chiến lược tiếp thị tự vệ, những cũng bắt đầu quảng bá mẫu chai này tích cực như quảng bá logo và sản phẩm. Thậm chí sau khi thay chai thủy tinh bằng chai nhựa, công ty tiếp tục quảng bá hình ảnh chai Coke như một biểu tượng.

4. Buộc nhà bán lẻ phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng

Công ty Trust Company của Ernest Woodruff tại Georgia đã mua lại Coca-Cola từ tay Candler vào năm 1919. Woodruff tập trung vào duy trì tiêu chuẩn tuyệt hảo khi công ty mở rộng quy mô.

Nhóm phát triển Coke quyết định rằng loại đồ uống này phải được phục vụ ở nhiệt độ 360F (2,220C) và sẽ cử nhân viên bán hàng đến các nhà bán lẻ để thông báo với họ rằng không bao giờ được phục vụ sản phẩm Coke ở nhiệt độ trên 400F (4,440C).

Ngày nay, sách lược này có thể hơi kỳ cục, nhưng tiêu chuẩn 360F chỉ là một ví dụ khác trong việc thiết lập Coca-Cola trở thành sản phẩm chất lượng tuyệt hảo.

5. Giữ giá bán lẻ không đổi trong 70 năm
Ngày nay đặc điểm chung của hầu hết các công ty công nghệ khởi nghiệp là cung cấp dịch vụ miễn phí và sau đó thu phí cao hơn đối với khách hàng hoặc đơn vị quảng cáo ngay khi họ quen dùng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp miễn phí trước đó.

Trước khi việc tận dụng hiệu ứng kết nối và lan tỏa trở thành thông lệ tiêu chuẩn, Coca-Cola đã sử dụng phương pháp tương tự để mở rộng quy mô ra toàn nước Mỹ và sau đó là toàn cầu.

Từ năm 1886 đến 1959, 1 chai Coke chỉ có giá 5 cent Mỹ.
6. Chỉ dẫn quảng cáo bằng lời nói

Rõ ràng sau khi Candler nắm quyền kiểm soát công ty, Coke đã trở thành thương hiệu đồ uống được tiêu thụ rộng rãi.

Candler bắt đầu sáng kiến cung cấp coupon đại trà với kết quả là 10% lượng sản phẩm từ năm 1887 - 1920 được cung cấp miễn phí nhằm tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu.

Ông Candler cũng cung cấp cho các nhà bán lẻ nhiều đồ trang trí Coca-Cola như áp phích quảng cáo và hình minh họa để trang trí cửa hàng cũng như tặng quyển lịch và đồng hồ cho khách hàng.

Theo ông Butler, Coke là sản phẩm tiên phong trong việc gắn kết thương hiệu với những đồ vật không liên quan gì đến sản phẩm.



7. Chấp nhận mô hình nhượng quyền (franchise)

Năm 1899, Benjamin F. Thomas và Joseph B. Whitehead - 2 luật sư ở Tennessee - đã đến gặp ông Candler và đề nghị liệu ông Candler có để cho họ đóng chai Coke hay không. Coke được bán ở dạng xi-rô mà nhà bán lẻ sẽ pha với nước soda, nhưng đây không phải là cách đặc trưng để thưởng thức cola khi bận rộn, lúc đang đi hoặc mua mang về nhà.

Candler quyết định trao quyền đóng chai với giá chỉ 1 USD - ông chưa bao giờ thu về, vì ông hài lòng với việc giữ lại các quyền đối với xi-rô.

Việc này đánh dấu sự khởi đầu của cái mà công ty gọi là Hệ thống Coca-Cola - mối liên kết nhượng quyền với các nhà đóng chai, cho phép thương hiệu thực sự cất cánh.

Ngày nay, có hơn 250 nhà đóng chai Coke độc lập trên toàn thế giới.

Ông Butler viết “Coca-Cola không phải là một công ty khổng lồ; chỉ là một hệ thống những công ty nhỏ. Và mô hình này giúp công ty phát triển sản phẩm mới, phương thức giao tiếp mới, thiết bị mới…”.

“Thành công thật sự không bao giờ là một sự tình cờ. Người thành công có một văn hóa tiến bộ kết hợp sự ham học hỏi và vận dụng liên tục.” Landes.


David Landes là giáo sư dạy môn lịch sử và kinh tế học tại trường đại học danh tiếng Harvard và cũng được biết đến qua vai trò là một sử giả xuất sắc. Trả lời cho câu hỏi điều gì tạo ra sự khác biệt giữa thịnh vượng và nghèo khó, Landes cho rằng chính văn hóa sẽ là cơ sở để kiến tạo tương lai cho mỗi cá nhân và các quốc gia trên thế giới.

Văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển


Là một trong những sử gia xuất sắc người Mỹ thời hậu chiến, Landes sinh năm 1924 và theo trường City College, New York trước khi gia nhập trường Harvard. Landes dạy môn lịch sử và kinh tế học tại đại học Harvard cũng như tại một số trường đại học hàng đầu ở Mỹ và châu Âu. Ngoài vai trò là giáo sư môn lịch sử kinh tế, Landes còn tham gia viết sách về nhiều thể loại khác nhau.

Trong một nghiên cứu về sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia, Landes cho rằng mặc dù địa lý đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia nhưng nếu xem địa lý là số mệnh thì đó sẽ là một sai lầm lớn.

Chính văn hóa của sự tiến bộ kết hợp sự ham học hỏi, cải tiến và ứng dụng là nhân tố x cho sự giàu có hay nghèo khổ của các quốc gia. Thay vì tự mãn, sự khiêm tốn, óc tưởng tượng kết hợp dám nghĩ dám làm và cách tân thường là con đường dẫn đến sự giàu có. Những văn hóa đó, dĩ nhiên là yếu tố mang lại thành công cho lục địa châu Âu và nước Mỹ.

Landes cho rằng một số đặc điểm của quốc gia giàu có là họ tin vào sự tiến bộ, mở cửa đón nhận tri thức bên ngoài, khao khát tạo ra sản phẩm hơn tiêu thụ, chú trọng vấn đề giáo dục và nhà nước do dân và vì dân.

Các quốc gia lạc quan, chăm chỉ lao động sẽ luôn có được lợi thế. Trong sự giàu có hay nghèo nàn, thành công hay thất bại của các quốc gia, văn hóa đóng một vai trò quan trọng. Trong sự thành công hay thất bại của các cá nhân, “văn hóa” chính là tính cách.

Sự phát triển của người châu Âu
Theo Landes, một ngàn năm trước, không ai có thể dự báo được sự giàu có của lục địa châu Âu bởi vì họ bị tấn công từ nhiều phía. Khi đó, lục địa châu Âu bị người Viking tấn công từ phía Bắc, người Marốc từ phía Nam và người Hung từ phía Đông. Vì thế, người châu Âu bị lạc hậu về mặt trí tuệ và kỹ thuật trong việc theo kịp văn minh của người Ả rập và Trung Hoa.

Ngoài ra, yếu tố về sự ưu đãi của thiên nhiên cũng là nguyên nhân tại sao châu Âu phát triển chậm hơn trong thời Trung cổ. Khí hậu và địa lý khiến cho một số nước gặp bất lợi. Đặc biệt là những vùng có khí hậu nóng. Trong khi đó những vùng đất ôn hòa thường được hưởng những trận mưa rào, đất trồng trọt tốt, những khu rừng và điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc. Những yếu tố như vậy cũng góp phần tạo định hình một xã hội ổn định và mức phát triển kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, người châu Âu sở hữu một tính cách rất có giá trị. Họ thừa kế truyền thống dân chủ và trọng nhân tài, tuy vẫn chưa hoàn thiện, của người La Mã cổ điển và người Hy Lạp. Chính quan niệm về sở hữu tư nhân đã thúc đẩy con người và khuyến khích doanh nghiệp làm giàu.

Điều này đã làm cho châu Âu khác biệt với những lãnh thổ khác. Bánh xe, mắt kính, đồng hồ và sách in đều là những phát minh của châu Âu thời trung cổ. Trong khi đó, sự phát triển vượt trội của Trung Hoa khiến họ bình thản với việc cô lập với thế giới cũng như không học hỏi cái mới từ bên ngoài.

Do đó, châu Âu bắt đầu vượt qua Trung Quốc nhờ cải tiến và phỏng theo các phát minh của người Trung Quốc. “Châu Âu là một lục địa học hỏi.” Landes nói. Mặc dù có những kiểu nhà nước phong kiến có vua và hoàng hậu, quý tộc và tá điền nhưng châu Âu thời trung cổ có những thành phố và vùng miền sống động và tự tổ chức.

Về cơ bản đó là một thị trường tự do không chỉ về sản phẩm mà còn về tư tưởng. Văn chương không phải là sản phẩm xa hoa chỉ dành cho người giàu mà mọi gia cấp đều được tiếp thu. Landes nói người châu Âu cho dù là công nhân bình thường hay quan chức đều đọc, viết và xuất bản ấn phẩm của chính họ.

Động cơ thúc đẩy họ chính là mong muốn ghi chép lại nhưng đồng thời cũng vì sự ham hiểu biết.

Mọi quốc gia phát triển đều biểu lộ cái mà ông gọi là “văn hóa xây dựng”. Tức là sự tích lũy kiến thức và bí quyết qua năm tháng. Từ đó sẽ bắt đầu đạt tới một ngưỡng mà ở đó mọi việc đều tự lấy đà và bật lên. Thời điểm đó chính là sự đột phá.

Nhờ công nghệ xanh bẫy sương, biến sương núi thành nước sinh hoạt tại nhà, những người phụ nữ tại một ngôi làng ở tây nam Maroc đã có thể chấm dứt chuỗi ngày cuốc bộ đường trường đi lấy nước.


Đó là câu chuyện hưởng lợi của những gia đình thuộc 5 cộng đồng Berber (người Bắc Phi bản địa) trên cao nguyên nhờ “bẫy sương”, một kĩ thuật được phát minh ở Chile hai thập kỉ trước và kể từ đó lan truyền ra nhiều quốc gia khác, từ Peru đến Namibia rồi Nam Phi.

Trên đỉnh nọn núi Boutmezguida ở độ cao 1.225m, 40 tấm lưới thiết kế đặc biệt được lắp đặt để bẫy những đám sương dày lấy nước qua quá trình ngưng tụ và dẫn vào đường ống. Lượng nước sương sau đó được hòa cùng với phần nước lớn hơn có được có từ nguồn giếng khoan để tạo ra nguồn nước sinh hoạt quý giá cung cấp cho những ngôi làng ở khu vực có độ cao thấp hơn.

Theo ông Aissa Derhem, chủ tịch hiệp hội vì sự phát triển, giáo dục và văn hóa Dar Si Hmad (DSH), với những cư dân của khu vực đồi núi có kiểu khí hậu bán khô hạn Anti-Atlas này, đưa được nước đến mỗi hộ gia đình là cả một “cuộc cách mạng” trong bối cảnh hạn hán kéo dài và những cơn mưa thì khan hiếm. Và nhờ “hệ thống thu hoạch và phân phối nước sương lớn nhất thế giới” này, những cơn khát mưa của người dân đã được giải quyết.

20 năm trước là thời điểm ông Derhem lần đầu tiên nghe về việc hái sương. Một vài năm sau đó khi trở về quê hương Sidi Ifni và nhận thấy nơi đây có kiểu khí hậu tương tự như khí hậu ở dãy Andes, Nam Mỹ, ông bắt tay cùng tổ chức từ thiện Canada Fog Quest triển khai dự án "vắt sương ra nước". Ý định là vậy nhưng phải gần một thập kỉ hoàn thiện các kĩ thuật, dự án tiên phong của Bắc Phi này mới đi vào hoạt động vào ngày 22/3 nhân Ngày Nước Thế giới, cấp nước cho 92 hộ gia đình, gần 400 người ngay tại nhà.

Theo giải thích của ông Derhem, Maroc hội tụ ba yếu tố giúp tạo nhiều sương thuận lợi cho việc phát triển dự án: thứ nhất là sự hiện diện của một vùng xoáy nghịch từ các đảo bắc Đại Tây Dương, thứ hai, một dòng gió lạnh và thứ ba, địa hình núi chắn gió.

Những người thực hiện kỳ vọng, dự án mô phỏng cách mạng nhện giữ sương để tìm ra lời giải cho sự khan hiếm nguồn nước trong khu vực này sẽ tiếp tục được mở rộng ra những ngôi làng khác và tiến tới áp dụng trên toàn quốc.

An thủy, lạc nghiệp

Kể từ ngày dòng nước mát chảy ra từ những chiếc vòi nước tại nhà, những người dân trong ngôi làng Douar Id Achour có lí chính đáng để ăn mừng. Trước đây, cứ vào mùa hè khô hạn, phụ nữ và trẻ em phải đi bộ trung bình bốn tiếng một ngày cả đi lẫn về hoặc thậm chí lâu hơn để lấy nước. “Tôi đổ đầy 2 thùng chứa loại 20l nước 4 lần/ngày. Nhưng 160l như thế cũng không đủ bởi vì chúng tôi nuôi cả gia súc”, một dân làng chia sẻ.



Một người khác trong làng cho biết, vào những thời kì hạn hán, xe bồn hai tuần một lần mang nước đến bán với giá trung bình 330.000 đồng/5.000l nước. Trong khi đó, theo giám đốc dự án nước sương Dar Si Hmad, người dân có thể tiết kiệm được tiền bởi 7.000l nước sương cộng thêm chi phí đăng kí sử dụng có giá chỉ bằng khoảng 1/3.

Bớt được thời gian rong ruổi đi lấy nước, dân làng giờ đây tập trung vào việc thu hoạch quả hạch của cây argan, đem ép lấy dầu dùng trong nấu ăn, chăm sóc da và trị chứng viêm khớp. Vì được xem là loại sản phẩm chống lão hóa, dầu argan còn được xuất khẩu để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm cao cấp.

“Những người phụ nữ và con gái của chúng tôi không còn phải vất vả nữa. Bọn trẻ đi học và được an toàn. Với khoảng thời gian tiết kiệm được, chúng tôi có thể trả tiền nước cả năm chỉ bằng một chai dầu argan”, dân làng Lahcen Hammou Ali 54 tuổi kể.

Ông Derhem cho biết, vượt qua thành công giai đoạn thử nghiệm với khả năng chịu gió có vận tốc lên đến 120km/h, những tấm lưới bẫy sương ở Maroc giờ đây đã sẵn sàng để tiến tới những vùng đất khác trên cả nước, từ các khu vực núi non cho đến dọc mặt biển, những vị trí có điều kiện sương phù hợp.

Nhờ cấu trúc khoa học này, kim cương nổi tiếng với đặc tính bền, cứng và có giá trị mãi theo thời gian.


Hãy tưởng tượng bạn là chỉ huy của đoàn tàu khởi nghiệp, là hiện thân của “Conductor”- người lái tàu. Bạn có biệt danh C Alpha. Dưới bạn là C1, C2, C3 và C4. Hệ thống khởi nghiệp của bạn gồm 5 nhân tố C.

Nhân tố thứ nhất C1: Là hiện thân của từ “Courage”, sự can đảm. Bạn không cần phải cầm vũ khí để trở nên can đảm. Sự can đảm ở đây chính là sự dũng cảm để luôn là chính mình, có những điểm khác biệt tích cực. Ngoài ra, bạn còn phải biết chất vấn bản thân và các sự việc khác; biết hi sinh những điều nhỏ nhặt, ngắn hạn, lợi ích trước mắt để đạt được mục tiêu lớn. Quan trọn không kém là sự can đảm thể hiện qua tinh thần dám nghĩ, dám làm để sản sinh ra đứa con tinh thần và kinh tế của bạn.

Tiếp theo, nhân tố thứ hai C2: là hiện thân của từ “Capability” – năng lực.Năng lực của bạn thể hiện sức mạnh, chủ yếu trên ba khía cánh là sức mạnh tiềm năng, sức mạnh thực tế và sức sáng tạo. Sức mạnh tiềm năng chính là tri thức của bạn. Với tri thức, bạn có sức mạnh nhưng chỉ ở dạng tiềm năng vì tri thức đơn thuần không dẫn tới thành quả.

Vì thế, bạn cần tới sức mạnh thực tế là sự thực hiện các kế hoạch. Trong quá trình hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, bạn có thể gặp phải những trở ngại. Lúc này sức mạnh sáng tạo của bạn sẽ phát huy để thích nghi với hoàn cảnh và tìm ra các giải pháp để chế ngự khó khăn. Sức sáng tạo thể hiện năng lực, sức mạnh điều chỉnh các ý tưởng cho hòa hợp với thực tế, tồn tại bền vững và phát triển lên bậc cao hơn.

Nhân tố thứ ba, rất quan trọng C3: hiện thân của “Communication” – sự giao tiếp. Để người khác hiểu được những gì bạn muốn truyền đạt, bạn cần phải giao tiếp. Cách thức giao tiếp lịch sự, khéo léo, tinh tế là những gì bạn cần để xây dựng đựoc sự tôn trọng và tin tưởng từ người bạn đang hướng tới để thực hiện sự giao tiếp, đặc biệt trong kinh doanh. Những người này bao gồm bản thân bạn (tất nhiên!), các nhà đầu tư, đồng nghiệp, đối tác, nhân viên, khách hàng, đối thủ, và những người khác như người thân trong gia đình, bạn bè, người yêu, …


C4, hiện thân của nhân tố “Care” – sự quan tâm. Không ai có thể hoặc nên tồn tại mà không gắn kết với cộng đồng ở những khía cạnh nhất định. Quan tâm là tiêu chuẩn để trở thành, và được/ bị đánh giá là người biết nghĩ cho người khác hay là người vô tâm. Khởi nghiệp thực chất không khác đời sống cá nhận bạn là mấy. Bạn cần quan tâm tới bản thân; các giá trị mà bạn thực hiện theo, gìn giữ và trân trọng; và quân tâm tới người khác và lợi ích cộng đồng một cách chân thành và luôn hướng thiện.

Cuối cùng, với 4 nhân tố C nói trên, dưới sự sắp xếp và điều hành tài hoa của bạn, bạn sẽ có được cấu trúc kim cương từ đoàn tàu bạn đang dẫn dắt. Hãy nhìn xem, 4 chữ C tạo nên 4 đỉnh kết cấu khoa học của mọi viên kim cương khởi nghiệp với bạn là trái tim của hệ thống. Nhờ cấu trúc khoa học này, kim cương nổi tiếng với đặc tính bền, cứng và có giá trị mãi theo thời gian. Bạn hãy giữ vững cấu trúc kim cương tuyệt vời này xuyên suốt quá trình khởi nghiệp để tiến nhanh hơn tới thành công.





Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi’s ra khỏi plaza rồi đứng ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp lập tức sán tới, đứng trước mặt tôi.Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.

– Xin anh… cho tôi ít tiền đi! – Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay đưa cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện.

Tay ăn mày rất thích kể lể.– Tôi chỉ ăn xin quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua đồ Levi’s ở đây thì chắc chắn có nhiều tiền…

– Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.

– Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học – Ông ta bắt đầu “mở máy”.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy ông này cũng thú vị, bèn hỏi:

– Thế nào là ăn mày một cách khoa học?

Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Ông ta giảng giải:– Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.

Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta. Thế nên tôi mới đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

– Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những tên ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm cho người ta thấy phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh như dân số ở đây đông hay vắng…

– ........?

– Tôi đã từng tính toán rất cụ thể và tỉ mỉ rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng.Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:– Ở khu plaza này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách “bỏ qua” bởi tôi không có đủ thời gian.

– Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi vặn vẹo.

– Trước tiên, khách hàng mục tiêu là những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước người bạn khác phái và vì thế dễ hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình bởi họ rất sợ bị theo sau lẽo đẽo, và đa số chọn cách cho tiền cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều trong tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!

– Thế, mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

– Từ thứ Hai đến thứ Sáu, tôi sẽ “kiếm” được ít hơn, khoảng hai trăm nghìn đồng. Cuối tuần thì có thể có tới 400.000-500.000 đồng.

– Nhiều vậy sao?

Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:– Tôi có khác gì anh đâu, cũng làm việc tám tiếng/ngày. Buổi sáng bắt đầu từ 11h và kết thúc vào 19h, cuối tuần vẫn “đi làm” bình thường. Mỗi lần xin tiền một người, tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần và được một đồng xu 1 nghìn. Tổng cộng 8 tiếng, tôi xin được 480 lần. Với tỷ lệ thành công 60%[(70%+50%)÷2] thì một ngày tôi có được khoảng 300.000 đồng.

Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.

Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.

– Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.

– Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.– Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh, rồi lánh xa anh.

Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC, có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây và không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền.

Cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra thì dễ có tiền thừa, tiền lẻ.Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.– Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe từ một tay ăn mày.

- Ăn mày cũng phải có tri thức. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?Có lần, có một người cho tôi hẳn 50.000 đồng nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em” và nhắc đi nhắc lại 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận chỉ có 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều. Trời, tôi phục tay ăn mày này quá! Ông ta nói tiếp:– Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, nên cần hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa thì ít người ra phố, những đứa ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi, cả ba người nói cười vui vẻ. Có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng xu.

– Ông cũng có vợ con à? – Tôi thắc mắc.

– Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong 10 năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học. Tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.Tôi buột miệng:

- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Tất cả 700 ứng viên và toàn bộ mọi người… sốc bởi người thắng cuộc và giành được vị trí giám đốc truyền thông của công ty này là… một chú mèo 9 tháng tuổi.


Thị trường việc làm ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, vị trí giám đốc truyền thông tại các công ty khởi nghiệp luôn là mơ ước của nhiều người. Thực tế, đã có 700 hồ sơ xin việc ứng tuyển vào vị trí này khi một công ty ở Romania là Catbox.ro đăng tin tuyển dụng với mức lương và thưởng hấp dẫn.

Tuy nhiên, kết quả chung cuộc đã khiến tất cả 700 ứng viên và toàn bộ mọi người… sốc bởi người thắng cuộc và giành được vị trí giám đốc truyền thông của công ty này là… một chú mèo 9 tháng tuổi.


Chú mèo này mang tên Bossy sau đó xuất hiện tại phòng làm việc của mình ở công ty Catbox.ro với diện mạo hoàn toàn mới. Chú đặt 2 chân trước lên bàn và chính thức tiếp nhận hợp đồng là Giám đốc truyền thông tại công ty này.

Có trụ sở tại Romani, thủ đô của Bucharest, công ty khởi nghiệp này đã tiếp nhận Bossy sau khi thực hiện quy trình tuyển dụng kỹ lưỡng.

Với mức lương 110 bảng/tháng và thêm tiền thưởng là thức ăn cho mèo, chú mèo Bossy 9 tháng tuổi này thực sự có thu nhập cao hơn nhiều người dân tại vùng nông thôn của Romania.


Được biết công ty thuê mèo Bossy là Catbox.ro - một cửa hàng trực tuyến, chuyên cung cấp quà tặng với cam kết vận chuyển sản phẩm trong vòng ít hơn 24 giờ kể từ khi đặt hàng.

Trong ngày đầu tiên làm việc, Catbox.ro thậm chí còn đón Bossy bằng một siêu xe limousine màu bạc. Người phát ngôn của công ty là Alexandra Cozac nói: “Bossy mặc suit nhìn thật sự giống với một nhà quản lý và thần thái của chú mèo này rất ấn tượng. Bossy kiểm tra máy tính nhưng không ai thực sự biết chú đang muốn truyền đạt thông điệp gì. Tôi nghĩ đây là bản thử nghiệm và chú cần thời gian để giải quyết công việc”.


Những bức ảnh chụp ngày thường làm việc của Bossy đã chứng minh những gì Cozac nói là hoàn toàn đúng. Trong một bức ảnh, Bossy xuất hiện với đôi mắt màu cam nhanh nhạy, đeo một chiếc cà vạt xám, diện áo vest màu đen và ngồi chễm chệ trên ghế, nhìn chú thực sự có cái uy của vị trí giám đốc truyền thông.


Lịch trình làm việc của Bossy khá bận rộn và chủ yếu là đảm nhiệm các hoạt động quảng bá thương hiệu cho công ty. Cụ thể, chú sẽ thực hiện ghi âm cho các video quảng cáo của công ty, chụp ảnh quảng bá thương hiệu và “ký” (thực tế Bossy sẽ in dấu chân) vào khoảng 20 món quà tặng mỗi ngày trước khi chuyển đi cho khách hàng.

Cùng với mức lương hàng tháng, Bossy sẽ nhận được phần thức ăn cho mèo trị giá 37 bảng Anh và một số đặc quyền khác.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.