September 2015

1. Vị trí: 

Số 1, đường Tôn Thất Tùng, Q1, Tp. Hồ CHí Minh.

Nhà thờ Huyện Sỹ

2. Những nét chính:

Giáo xứ Chợ Đũi – Nhà thờ Huyện Sỹ thuộc giáo hạt Sài Gòn, Tổng Giáo phận Tp. HCM

– Thành lập giáo xứ : 1859.
– Khánh thành nhà thờ : 1905.

3. Về cái tên Chợ Đũi:

"Chợ Đũi" tức là chợ bán đũi. Đũi là thứ hàng dệt bằng tơ gốc, mặt hàng thô. Vải đũi mặc mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, chẳng những được người Việt ưa chuộng mà chinh phục được cả người Thái, người Lào, người Pháp… Chợ Đũi ra đời từ đầu thế kỷ XIX, nay thuộc khu vực phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp.HCM, sau dời về góc đường Cách mạng thánh Tám và Võ Văn Tần, quận 3, Tp.HCM. Vì thế, cách viết "Chợ Đuổi" và từ đó hiểu "chợ bị đuổi" là không chính xác !

4. Về thân thế ông Huyện Sỹ – Philipphê Lê Phát Đạt:

Theo học giả Vương Hồng Sển, ông Huyện Sỹ (1841-1900), còn có tên là Lê Phát Đạt, người Cầu Kho, theo đạo Công giáo, tên thánh Philipphê. Thuở nhỏ tên ông tên Sỹ, nhưng khi học tiếng Latin ở Penăng, vì cùng tên với thầy dạy học nên đổi tên là Đạt. Thời đó rất hiếm người biết chữ (chữ quốc ngữ, chữ Hán) và nhất là tiếng Latin và tiếng Pháp, nên hầu hết những người được đào tạo từ trường dòng ra đều được trọng dụng, trong đó có ông Lê Phát Đạt. Ông được cử làm thông phán và phục vụ ở tỉnh Tân An nhiều năm.

Tương truyền, buổi đầu Tây mới qua, dân cư thưa thớt, tản mác, thực dân Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận với giá rẻ mạt mà vẫn không có người mua, thế rồi họ ép ông Sỹ mua. Bất đắc dĩ, ông phải chạy bạc khắp nơi để mua. Không ngờ mấy năm liên tiếp được mùa, ông trở nên giàu có. Trong nhà ông có treo câu đối :

"Cần giữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hoà, xử thế lương đồ."

Thời đó có câu "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định", ông Huyện Sỹ đứng thứ nhất trong bốn người giàu nhất Sài Gòn và Nam kì : "nhất Sỹ".

Ông Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt – cũng chính là ông ngoại của bà Nguyễn Hữu Thị Lan (1914-1963), tức Nam Phương Hoàng Hậu, vợ vua Bảo Đại.

5. Lịch sử:

Nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ công giáo cổ hơn 100 tuổi.

Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[1], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).

Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này.

6. Khuôn viên:

Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.

Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.

Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.

7. Kiến trúc:

Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian, rộng 18 mét. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 mét. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng, vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt 1 gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Chí Hoà đến nay vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần nên rất khang trang.

Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.

Ngọn tháp chuông chính cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1,05 mét do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 mét không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.

Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.

Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920), với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái).

* Giờ lễ:

Lễ ngày thường : 5h , 17h30
Lễ Chủ nhật : 5h , 6h30 , 8h , 16h30 , 18h.

Umbala Sài Gòn | Sưu tầm – Tổng hợp

Từ đường Hồng Bàng đến kinh Tân Hóa.

  1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 14 quận 6 chung với quận 11, từ đường Hồng Bàng đến kinh Tân Hóa, dài khoảng 604 mét, lộ giới 30 mét, qua ngã tư Đặng Nguyên Cẩn.
  2. Lịch sử: Đường này vốn là đường làng trong thôn Tân Hóa. Từ năm 1954 gọi là đường Tân Hóa cho đến nay.


Umbala Sài Gòn | Hòn Ngọc Viễn Đông


Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước ta từ những năm 30 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay, món mì chuyển biến theo dòng thời gian với nhiều thay đổi. Tuy nhiên, có một quán mì mang tên Thiệu Ký ở khu vực quận 11 của Sài Gòn tồn tại gần 70 năm qua vẫn giữ nguyên mùi vị ban đầu…

Chỉ có sự đổi thay ở những người đứng bán vì quán mì này đã có tuổi hơn một đời người và được truyền qua ba thế hệ.

Xe mì Tư Ky ở hẻm 66, Lê Đại Hành

Ăn mì ở hẻm Tư Ky

Nếu có dịp đi ngang đường Lê Đại Hành, quận 11, TP.HCM khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hoà Hảo, có thể thấy cuối con hẻm 66 lúc nào cũng có thực khách ngồi kín các bàn ăn. Đó là khách đến ăn mì Thiệu Ký, xe mì được đặt sâu tận cuối hẻm nhưng lúc nào cũng có đông khách. Thiệu Ký là tên chính của quán mì này, nhưng dường như nó không được ai biết đến. Người ta quen gọi nó là mìTưKyvì người sáng lập ra quán mì này tên làTưKy.

Quán mì do một thanh niên người Hoa mở ra vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi người thanh niên này vừa mới đến Sài Gòn và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai để khởi nghiệp. Cái tên Tư Ky hiện giờ đã quen thuộc đến mức người ta gọi hẻm 66 đường Lê Đại Hành là hẻm Tư Ky. Chủ quán hiện giờ là ba anh em gọi ông Tư Ky bằng ông ngoại. Và người có thâm niên nhất trong ba anh em này là anh Đặng Phiếu với kinh nghiệm làm mì và đứng bán quán mì khoảng 40 năm. Đầu tiên, quán mì chỉ là gánh mì nhỏ bán quanh khu vực này, sau đó được nâng cấp thành xe mì và cũng được đẩy rong quanh khu người Hoa. Sau năm 1975, xe mì Thiệu Ký yên vị ở cuối hẻm 66. Đến nay đã đổi đến chiếc xe thứ ba, chiếc xe đẩy cuối cùng được thay đổi cách đây khoảng 7 – 8 năm. Đến nay, quán mì này đã được truyền lại đến đời thứ ba. Hơn 70 năm qua, quán mì Tư Ky luôn đều đặn mở cửa từ 6 giờ sáng đến 2 giờ đêm, kể cả những ngày lễ, tết.

Bí quyết cho một tô mì ngon

Ăn mì Tư Ky không giống mì ở bất cứ nơi nào vì mỗi ngày cháu ngoại ông Tư Ky phải mất khoảng ba giờ để biến bột nguyên liệu, trứng và phụ gia thành sợi mì. Tại quán mì Thiệu Ký, mỗi ngày cứ vào khoảng 2 giờ chiều là quy trình làm mì tươi lại được tiến hành, kéo dài đến 5 – 6 giờ chiều để cho ra khoảng 18kg mì tươi. Sợi mì phải được làm từ bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian cho dậy bột, sau đó mang bột đi cán và cắt sợi.

Như các nơi bán hủ tíu mì khác, mìTưKycũng có giá, có hẹ và xàlách kèm theo nhiều loại phụ gia, nhưng người ăn sẽ thấy lạ là mì không bị nở dù cho có ăn chậm thế nào. Cọng mì rất giòn và lạ nữa sẽ không làm thực khách khó chịu vì bị dính răng. Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, một thực khách lâu năm của quán mì Thiệu Ký cho biết, chị ghiền món mì sườn ở đây không chỉ bởi sườn ngon và nước lèo thơm ngọt mà còn vì cọng mì giòn, dai mà vẫn mềm và không bị nở nhão nên không có cảm giác bị ngán. Nếu ăn mì khô ở đây mà bỏ qua chén nước lèo trong vắt, đầy hành nhưng thật ngọt, thật ngon thì sẽ lãng phí lắm. Khác với người Việt có thói quen dùng chanh, người Hoa lại thích dùng giấm đỏ và nếu thiếu giấm đỏ thì không thể làm nên hương vị mì Tàu. Vì vậy, thực khách cũng đừng quên cho thật nhiều giấm đỏ vào mì khô, cũng chẳng ai giải thích được rằng tại sao cho nhiều giấm đỏ thì mì sẽ ngon hơn. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm riêng mà ai đã từng một lần ăn mì ở đây sẽ khó mà quên được.

Ngoài việc duy trì truyền thống gia đình, nghề bán mì cũng giúp đại gia đình con cháu ôngTưKyđủ đảm bảo cho đời sống. Dù trải qua bao nhiêu năm, có lúc gặp khó khăn về thu nhập nhưng con cháu ôngTưKyvẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ xe mì để tìm đến nghề khác. Có lẽ vị của cọng mì tươi thơm mùi trứng và mùi nước lèo đặc trưng đã trở thành truyền thống xuyên suốt nhiều thế hệ, gia đình ông mãi giữ cho người Sài Gòn một món mì Tàu không thể lẫn vào đâu được.

Umbala Sài Gòn | sgtt.vn
Tại Sài Gòn, để là người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ.

Cuối thế kỷ 19, các cửa hàng bách hóa (Grands Magasins, Department Stores) ở Paris xuất hiện nhiều sau sự thành công từ nhiều năm trước của các thương xá Bon Marché, La Samaritaine và Grands Magasins Dufayel, đặc biệt là các cửa hàng sang trọng như Galeries Lafayette và Printemps. Sự phát triển của các cửa hàng bách hóa là do sự thay đổi trong cuộc sống ở nhiều tầng lớp xã hội và số lượng lớn của hàng hóa sản xuất càng đa dạng từ các kỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong xã hội ngày càng phong phú, giàu có hơn, ở Anh và Pháp.

Ảnh hưởng của phong cách thương mại mới này lan ra nhiều nơi ở Viễn Đông và đặt nền móng cho các cửa hàng bách hóa xuất hiện đầu tiên ở Đông Dương: Hà Nội và Saigon đầu thế kỷ 20.

Trong diễn văn khánh thành Grands Magasins Charner (Thương xá Tax) ở Saigon của ông Ripube, đại diện công ty "Société colonial des Grands Magasins" ngày 26/11/1924 có đề cập đến kinh nghiệm của phong cách thương mại này ở Galeries Lafayette và Grands Magasins Prinntemps ở Paris

"… Cạnh tranh thực sự là linh hồn của thương mại, như các nhà hiền triết các nước đã nói, và không bao giờ qui luật phổ biến này đã tìm thấyđược một bằng chứng nổi bật hơn trong các mối quan hệ đã được hình thành ở Pháp, chủ yếu là ở Paris, giữa sự cạnh tranh của các cửa hàng bách hóa lớn và các cửa tiệm nhỏ đặc chuyên...

Tôi có bằng cớ để chứng minh sự khẳng định của tôi, ví dụ nổi bật là một khu vực của Paris mà ai ai cũng biết đến: đó là khu trải rộng phía sau Nhà hát lớn trên đại lộ Haussman, các tòa nhà từ Galeries Lafayette cho đến những cửa hàng quanh tòa nhà bách hóa Printemps (Grands Magasins du Printemps) trên đại lộ đó không có cửa hàng nào hiện diện hơn hai mươi năm, nghĩa là khi công nghiệp cửa hàng bách hóa mở rộngnhư quí vị biết. Ngày hôm nay thì quá thay đổi! Chúng ta hãy thực sự nhìn lại trong suy tưởng, ở cùng một đại lộ này, và chúng ta thấy một thế giới của các cửa hàng nhỏ, xếp cạnh san sát lẫn nhau, với giá thuê được đo theo trọng lượng bằng vàng, bởi vì tất cả những cửa hàng đặc chuyên này phát triển lớn mạnh phần lớn dựa vào sự trỗi dậy của hai tòa nhà kinh doanh lớn nhất của thủ đô. Họ hưởng lợi duy nhất là do số lượng khách hàng chen chúc đông như kiến bị thu hút vào trong khu phố trong suốt những giờ bán hàng của các cửa hàng bách hóa lớn này."

Phong trào thương mại cửa hàng bách hóa (Grands Magasins, Department Stores) vào Đông Dương trước nhất là ở Hà Nội qua cửa hàng bách hóaMaison Godard ở rue Paul Bert (phố Tràng Tiền ngày nay) và sau đó vào Saigon qua Thương xá Tax.

Sự thành hình của 3 thương xá Galeries Lafayette, Maison Godard (Grands Magasins Réunis, Tràng Tiền Plaza) và Grands Magasins Charner (Thương xá Tax) có nhiều điểm giống nhau nhưng số phận của cả ba đều khác hẳn.

Tòa nhà Galeries Lafayette được xây dựng và hoàn thành vào năm 1912. Ngày nay Galleries Lafayette là một thương xá, hầu như không du khách nào mà không biết, gồm nhiều cửa tiệm sang trọng ở Paris. Tòa nhà Galleries Lafayette cao như thương xá Tax và ở vị trí gần nhà hát thành phố Opera Garnier và trạm xe lửa ngầm Metro, gần ngay trung tâm Paris không xa quảng trường La Concorde. Tôi đến Galleries Lafayette một ngày hè 2014 và thấy người mua sắm đông đảo sầm uất mà đông nhất là các du khách từ Á châu như Trung Quốc, Nhật, Bắc Mỹ và các nước cận đông



Thương xá Galleries La Fayette, Paris (Ảnh tác giả)

Không ai có thể tưởng tượng là tòa nhà Galleries La Fayette một ngày nào đó sẽ bị san bằng để xây một nhà cao tầng hiện đại. Trung tâm Paris vẫn cổ kính và không có tòa nhà cao tầng hiện đại nào. Khu thương mại có các tòa nhà hiện đại cao tầng nơi đặt trụ sở văn phòng của các công ty lớn là khu La Defense, được thiết lập thời tổng thống Mitterand cách đây khoảng 30 năm, nằm phía bên kia sông Seine, không xa trung tâm Paris. Khu lịch sử cổ kính có kiến trúc xưa đặc trưng của thành phố Paris vẫn được giữ và cũng là lý do chính Paris là thành phố thu hút nhiều du khách nhất thế giới.

Quay trở lại gần Saigon hơn, ở Việt Nam, kiến trúc của tòa nhà Grands Magasins Charner (GMC) trên đại lộ Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) từ thập niên 1920 đến 1930, tiền thân của thương xá Tax rất giống như kiến trúc của tòa nhà nổi tiếng ở Hà Nội cùng thời, Grands Magasins Reunis (GMR), ngay trung tâm Hà Nội trên đường Paul Bert (Tràng Tiền ngày nay), tiền thân của tòa nhà mà ngày nay được gọi là Cửa hàng bách hóa tổng hợp.

Tòa nhà GMC và GMR cùng thuộc sở hữu của một công ty, "Société Coloniale des Grands Magasins" được thành lập với số vốn 12 triệu francs từ công ty mẹ "l'Union Commerciale Indochinoise et Africaine". Cả hai ở góc đường, cao như nhau, có chóp là quả cầu và đồng hồ. Nếu nhìn từ phong cách kiến trúc từ ngoài và thiết kế bên trong, ta có thể cho rằng cả hai được thiết kế từ một kiến trúc sư. Bên trong hai tòa nhà, trần vòm qua quả cầu cho ta có cảm tưởng thoáng rộng mênh mông, vươn lên trời cao và ánh sáng mặt trời thiên nhiên tỏa vào trong sáng.

Vòm trần trong Galeries La Fayette nhìn từ lầu ban công (Ảnh tác giả)

Thật ra tòa nhà Grands Magasins Réunis (GMR) ở Hà Nội đã có trước, ít nhất là từ năm 1900, lúc đó được gọi là "Maison Godard", trong khi tòa nhàGrands Magasins Charner chỉ khai trương vào năm 1924. Sébastien Godard, sinh năm 1839, là thương gia người Pháp làm ăn ở Hong Kong cho đến năm 1885, sau đó dời đến Hà Nội. Cũng như hai anh em Ernest Schneider và Francois-Henri Schneider hoạt động trong kỹ nghệ in ấn xuất bản báo chí, sách, trong đó có sự hợp tác với các tác giả Việt Nam xuất bản sách, báo chí quốc ngữ, Godard là một nhà doanh nhân xuất nhập khẩu hàng hóa được kính nể ở Bắc Kỳ, hội viên và có lúc là hội trưởng Phòng Thương Mại Hà Nội. Hai vợ chồng ông sống gần cả đời ở Viễn Đông, thiết lập nhiều cơ sở thương mại khắp Bắc Kỳ mướn nhiều công nhân viên Việt Nam

Vào cuối thế kỷ 19, Godard xây dựng ỏ góc đường rue Paul Bert (Tràng Tiền), Boulevard Dong Khanh (phố Hàng Bài) gần Boulevard Rollandes (phố Hai Bà Trưng) một thương xá lớn nhất Hà Nội với mục đích tiếp cận hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho mọi giới tiêu thụ. Ở đây, khách hàng có thể đến yêu cầu thiết kế và cung cấp thiết bị như phòng tắm, văn phòng làm việc theo ý muốn. Theo W. Logan (1) thì thương xá này, Magasins Godard, dựa theo kiến trúc của các thương xá ở Paris, Galeris la Fayette và La Samaritaine với vòm trần cao, cầu thang lớn ở sảnh chính dẫn lên các lầu ban công (balcony floors).

Thưng xá đầu tiên ở Đông Dương – Maison Godard ở Hà Nội
(nguồn https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/with/5010749092/)

Theo thông tin từ các bài vở và báo chí gần đây thì lịch sử tòa nhà thương xá Tax là có từ năm 1880 tức là cách đây 134 năm. Thông tin này các bài đều lập lại lẫn nhau. Nhưng thật ra tư liệu từ nguồn tiếng Pháp tìm được ở Thư viện quốc gia Pháp cho biết là tòa nhà Grands Magasins Charner chỉ có từ năm 1924 sau khi khánh thành ngày 26/11/1924. Anh Tim Doling, nhà nghiên cứu về lịch sử Saigon-Chơ Lớn, cho biết thông tin sai lầm này là do công ty "Société Coloniale des Grands Magasins" sở hữu GMC không biết rõ quá khứ và không giữ các hồ sơ của mình đã sai lầm đưa ra thông tin là tòa nhà thương xá GMC, ở số 135 Boulevard Charner, đã có từ năm 1880.

Theo niên giám Đông Dương 1910 (và các năm trước đó) thì số 135 Boulevard Charner là nơi của công ty Bresset et Cie.3 của ông Bresset và bên cạnh số 137 của ông Muet buôn bán xe đạp và xe hơi. Chỉ vào năm 1914, công ty "l'Union Commerciale Indochinoise et Africaine" (sau này là chủ đầu tư công ty "Société Coloniale des Grands Magasins" xây tòa nhà GMC) mới có mặt ở nơi đây.

Tòa nhà Grands Magasins Charner bắt đầu được xây từ năm 1921 sau khi công ty "Société Coloniale des Grands Magasins" được thành lập, mua lại tòa nhà "Maison Godard" ở Hà Nôi và đổi tên là Grands Magasins Réunis với biển tên mới trước tòa nhà và sửa sang xây thêm trần vòm quả cầu và đồng hồ trên nóc. Tòa nhà Grands Magasins Charner ở Saigon được xây theo kiến trúc tương tự như tòa nhà mới Grands Magasins Réunis ở Hà Nội và hoàn thành vào năm 1924.

Thương xá Grands Magasins Réunis ở Hà Nội

và thương xá Grands Magasins Charner ở Saigon 
(nguồn https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/with/5010749092/)

Khởi đầu

Sau gần ba năm xây cất, ngày khai trương tòa nhà thương xá GMC, báo chí có tường thuật về sự kiện này. Tờ "Écho Annamite" (Tiếng vọng An Nam) do ông Nguyễn Phan Long làm chủ bút đã tường thuật lại như sau trên số báo ngày 27/11/1924

"Tối hôm qua, khi màn đêm xuống, một đám đông khổng lồ, chen lấn chung quanh những cửa hàng lịch lãm Magasins Charner, long lanh dưới ánh sáng điện mà kiến trúc đồ sộ ở một góc rất đắc địa của thành phố Saigon Hòn ngọc, giống như một góc của thành phố Ánh sáng (1) xuất hiện nhảy từ dưới đất lên dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp: Société Coloniale des Grands Magasins.

Những người hiếu kỳ, lớn nhỏ, đủ mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tụ tập trên các tầng lầu dưới mái vòm khổng lồ bằng bê tông, trước các cửa kính lung linh ánh sáng, nơi trưng bày rất nghệ thuật các hàng đủ loại, sản phẩm đáng hãnh diện của kỹ nghệ Pháp.

Nhưng nào chúng ta hãy bước vào, bởi vì ban tổ chức ưu đãi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đãi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.

Rất nhiều các ông, ăn mặc chỉnh tề không chê được, sang trọng bộ smoking, đón các khách ngay cửa với phong cách thật lịch sự của các nhà kinh doanh trong khi đó đằng sau cửa kính, một đứa bé da đen người máy tự động, mặc áo đỏ – với vạch vàng ở khoan tay áo có chữ S.V.P.L – cười chào mọi người khoe hai hàng răng trắng xóa, tương phản một cách lạ lùng với thân hình bằng gỗ đen của nó. Đứa bé da đen không nói gì ngay cả nó là đứa bé da đen ! Nhưng với một cây gậy nhỏ bằng gỗ mây mà đứa bé đen gõ không ngừng vào mặt kiếng trước mặt nó để gây chú ý: nó nháy mắt, cúi đầu và ngẩng đầu lên, chỉ chỏ từ các ngón tay những tia sáng mầu nhiệm của cửa hàng, ngắn gọn, cử chỉ của nó thật quá hay khiến mọi người đều hiểu hoàn toàn các diễn tả của nó "Vào đi, vào đi ! nó có vẻ nói với bộ điệu mời gọi câm lặng, nhưng cứ vào đi, các ông và các bà !Ở đây có tất cả mọi thứ ! Có tất cả mọi thứ cho mọi thị hiếu !"

Quả thật, có tất cả mọi thứ trong các cửa hàng và cái đáng phục là giá rất phải chăng. Công chúng chỉ lúng túng trong sự lựa chọn mà thôi. Thí dụnhư dưới tia óng ánh của nữ trang, người ta cứ tưởng như lạc ở một trong những xứ trong giấc mơ mà truyện Ngàn lẻ một đêm có kể. Và kia là, hầu như không chuyển tiếp, bạn được chở tới một lãnh vực kém phù phiếm ; về kiến thức và tư tưởng: đó là ánh sáng của tiệm sách.

Xa hơn chút, những người sành ăn uống nhìn một cách thích thú, trong lúc nhép liếm đôi môi, những chai rượu champage với các nhãn hiệu nổi tiếng nhất, rượu vang loại tốt phô trương hãnh diện nhãn hiệu của mình và xếp thẳng hàng như các binh sĩ trong buổi duyệt binh, trong khi đó những hộp bít qui (biscuit) và mứt xếp chồng lên, nhìn từ trên giống như kim tự tháp tương tự như những Kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập mà các chiến sĩ công phá binh của Napopleon chiêm ngưỡng.

Tôi quyết định từ bỏ diễn tả mọi thứ trước hết là vì tôi không thể và sau đó là có quá nhiều thứ để nói trong khuôn khổ khiêm tốn của một bài báo.

Ánh sáng của cửa hàng đồ chơi tuy vậy đặc biệt đáng được đề cập đến. Những người mẹ và các con của họ sẽ hài long trong mùa Noel và tết sắp đến ! Đồ chơi, chúng có quá nhiều ở thương xá Magasins Charner. Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói "ba, mẹ"; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con múa rối tay cho anh cảnh binh hay ông cò một trận đòn; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy dung hai chân sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi lò xo đàn hồi với các bánh xe cao su etc. etc. Chúng tôi để ý đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.

Tôi yên lặng đi qua các hàng gia dụng, hàng thể thao, săn bắn, du lịch, nước hoa, hàng ngũ kim, giường tủ… và còn nhiều hàng khác nữa. Không phải vì chúng kém hay ho, nhưng tôi chấm dứt tham quan vì có quá nhiều để nói và có lý do khác.

Ở lầu hai, phía cuối, có một phòng trà (salon de thé) sang trọng. Trà, đó là một cách nói, bởi vì tôi thấy ở đó họ cũng phục vụ rượu champagne, biscuit, bánh ngọt và bánh mì sandwich ngon miệng nữa. Tối nay người ta thấy ở đó đông đảo nhóm người chọn lọc, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của ông Entrope, đại diện cho toàn quyền lúc này đang ở Hà Nội, và rất nhiều nhân vật được biết ở Nam Kỳ. Những người được mời trong buổi khánh thành thưởng thức rượu champagne và bánh ngọt, ngồi chung quanh các bàn nhỏ. Các bà trong môi trường đông đảo này được nhận rõ qua các trang phục trang nhã và vui tươi. Trong sự vui hoạt này, người ta nói chuyện, nói huyên thuyên, cười đùa, và không phải chỉ là các bà nhiều chuyện hơn như chúng ta tưởng.

Lúc này, yên lặng bắt đầu khi ông Ripube, đại biểu của công ty "Société des Grands Magasins" cho một bài diễn văn như sau mà sau khi kết thúc đã được đón chào bởi tràng vỗ tay vang động

"Kính thưa ông toàn quyền,

Quí ông, quí bà và các bạn hữu

Đại diện cho công ty "Société Coloniale des Grands Magasins", thuộc L.U.C.I.A (l'Union Commerciale Indochinoise et Africaine) mà tôi được vinh dự làm đại biểu. Tôi thành thật cám ơn tất cả quí vị đã ân cần đáp lại giấy mời của chúng tôi, và rất nhiều chức sắc có tiếng ở thành phố, các ông và các bà mà tôi tụ họp được ở đây chung quanh chúng ta chứng tỏ cho tôi thấy là chúng tôi đã thành công, trước khi mở cửa cho công chúng, đạt được cảm tình của đại đa số dân chúng.

Điều này, thưa quý ông, tôi đảm bảo với quí ông đối với tôi là vô cùng có giá trị bởi vì nó mang lại cho tôi hy vọng về tương lai của công ty còn non trẻ của chúng tôi. Nó chứng minh cho tôi thực sự trước hết những điều tôi đã thấy lúc trước là đúng cách đây gần ba năm, khi tôi đã đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng cơ sở to lớn này mà chúng tôi khánh thành ngày hôm nay, và có vinh dự được đón tiếp quý ông ngay sau đây.

Việc thành lập một cửa hàng bách hóa, như chúng tôi cung cấp cho thành phố Sài Gòn, đã trở thành một điều cần thiết cho xã hội, bởi vì loại hình thức thương mại này đáp ứng khẩn thiết các nhu cầu của cuộc sống hiện đại của một thành phố lớn và nó sẽ chiếm ưu thế một cách nhanh chóng và đi sâu vào phong tục địa phương đến nỗi đối với quý vị trong một vài tháng kể từ bây giờ, có vẻ như cửa hàng bách hóa Charner đã tồn tại từ lâu rồi và chúng tôi không thể không xây dựng cung điện vĩ đại này của thương mại Pháp.

Tuy nhiên, thưa quý vị, tôi có hai điều xin lỗi vì chỉ chút nữa là các bạn đi tham quan cơ sở của chúng tôi, trước nhất là trình bày một tòa nhà trong lúc mà quản lý chưa hoàn toàn kết thúc, và thứ hai, nghiêm trọng hơn trong mắt của chúng tôi, là chưa thể trình bày các gian hàng sao cho đồng nhất trong đủ loại hàng hóa và vì thể có thể làm khó khăn hơn trong sự lựa chọn thật hài lòng.

Xin thứ lỗi cho chúng tôi, và đặc biệt là không nghiêm khắc với chúng tôi, bởi vì chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể trong những tháng tiếp theo, để chúng tôi đạt đến gần sự hoàn hảo về thương mại trong sự lựa chọn đủ loại hàng mà chúng tôi muốn cung cấp.

Tôi cũng biết rằng bạn đã hiểu, ngay cả trước khi mà tôi gây sự chú ý của bạn ở thời điểm này, một công trình quan trọng của chúng tôi đòi hỏi một nỗ lực đáng kể, "cần nhiều tháng sửa soạn trước khi có thể gần như đặt được toàn bộ các thiết bị cho bộ máy vận hành lớn của chúng tôi trong hàng ngàn chi tiết của nó". Việc quản lý một cửa hàng bách hóa và trước khi xây dựng, thật ra đã là những thứ rất phức tạp ở Pháp, và các bạn có thể nghi ngờ dễ dang những khó khăn mà chúng tôi đã phải vượt qua ở thuộc địa, để có được những gì mà chúng tôi có ngày hôm nay. Nó đòi hỏi tất cả các người cộng tác, nhân viên của chúng tôi làm việc thật mệt mỏi nặng nhọc, hơn rất nhiều trong cùng công trình tương tự ở Pháp, và tôi vui mừng cám ơn họ trước tất cả quý vị ở đây, ông Gosselin và phụ tá cho nỗ lực hoàn thành đồng thời tất cả các nhà thầu tham gia xây dựng công trình xinh đẹp này: các ông ở công ty Lamorte et Cie., các ông Lautier và Boursier, các giám đốc dễ mến của công ty Société des Eaux et Electricité, công ty l'Entreprise Denkwitz, vv, vv ..

Tuy nhiên. Thưa các quý ông, tôi biết, tôi lặp lại lần nữa là công việc của chúng tôi vẫn chưa hoàn hảo, nhưng tôi muốn đảm bảo với tất cả rằng chúng tôi sẽ để hết sức của chúng tôi vào chăm lo cải thiện tỉ mỉ cửa hàng này, và tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể trình bày giới thiệu cho mọi người không lâui nữa một tòa nhà thương mại hoàn thiện kiểu mẫu được tất cả mọi người ở Viễn Đông sẽ bàn tán, và sẽ trở thành một trong những điểm tham quan của Sài Gòn của người nước ngoài khi qua sẽ đến thăm như một bảo tàng kỳ diệu.

Quá khứ của chúng tôi thật ra là người bảo lãnh trong tương lai của chúng tôi, và sự thành công luôn lớn mạnh của cửa hàng bách hóa chúng tôi, Grands Magasins d'Hanoi, mà hầu hết các quý vị cũng biết, cho phép tôi tin chắc chắn về thành công hoàn hảo tương tự như vậy ở Sài Gòn.

Chúng tôi sẽ thành công, thưa quý ông, quý ông có thể tin chắc chắn điều này vì nhiều lý do: thứ nhất bởi vì chúng tôi có một công cụ để làm việc cùng với các cơ sở tuyệt vời được trình bày trước mắt bạn, và chúng tôi là những nhân viên tốt cho cơ sở này, hoàn toàn thích hợp cho thuộc địa, những cải tiến mới nhất thực hiện cho các hoạt động thiết thực và hiệu quả của một cửa hàng bách hóa. Thứ hai, bởi vì đối với phần kỹ thuật, tôi nhận biết là mua và cung cấp nói chung rất quan trọng, Công ty chúng tôi là công ty kết hợp với một trong những công ty hoàn hảo nhất về cửa hàng bách hóa hiện có Pháp, đó là công ty Société Française des Nouvelles Galeries, công ty mà không ai không nói tới trong giới thương mại, và tôi vui mừng [trong cơ hội mà tôi có ngày hôm nay, khi khánh thành ngôi nhà mới của chúng tôi] để gửi một món quà kỷ niệm thân thiện đến Chủ tịch và Hội đồng quản trị của công ty quan trọng này, hội đồng vừa mới bỏ vốn 105 000 000 franc cho cuộc thi sáng suốt mà tôi lúc nào cũng biết sau các thành viên.

Cuối cùng, chúng tôi đặc biệt sẽ thành công, thưa quý ông, bởi vì chúng tôi trước hết là các thương nhân lương tâm và trung thực và chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng của chúng tôi mỗi lần, với sự đảm bảo và tiện lợi tối đa. "Lòng trung thành là sức mạnh của chúng tôi, là phương châm chúng tôi áp dụng và chúng tôi sẽ cố gắng để chứng minh, cả hai cho khách hàng và cổ đông của chúng tôi, chúng tôi cũng là một hạt nhân quan trọng trong của thuộc địa, hạt nhân chắc chắn sẽ tăng dần một khi Công ty của chúng tôi cần bổ sung vốn mới để tiếp tục chương trình tạo ra chi nhánh mới không chỉ tại các trung tâm chính của thuộc địa, mà còn ở các thành phố lớn ở vùng Viễn Đông, nơi mà ảnh hưởng thương mại Pháp không ngừng phát triển và quyết đoán hơn

Cuối cùng thưa quí vị, tôi muốn nói với quí vị là ngày hôm nay, khi khánh thành Cửa hàng Charner của chúng tôi, thì ngành công nghiệp cửa hàng bách hóa lúc này là cực kỳ thành công trên toàn thế giới, chưa bao giờ và không hề chút nào công nghiệp này phá hủy thương mại xung quanh nó. Thay vì giết chết các doanh nghiệp nhỏ, như nó đã thường bị buộc tội nhiều lần, giờ mọi người có thể thấy ngược lại là những cửa tiệm nhỏ đặc chuyên không những sống được bên cạnh cửa hàng bách hóa lớn (Grands Magasins) mà càng ngày chúng mở rộng và phát triển trù phú thêm hơn.

Cạnh tranh thực sự là linh hồn của thương mại, như các nhà hiền triết ở các nước đều nói, và không bao giờ qui luật phổ biến này đã tìm thấy được một bằng chứng nổi bật hơn trong các mối quan hệ đã được hình thành ở Pháp, chủ yếu là ở Paris, giữa sự cạnh tranh của các cửa hàng bách hóa lớn và các cửa tiệm nhỏ đặc chuyên..

Tôi có bằng cớ để chứng minh sự khẳng định của tôi, ví dụ nổi bật là một khu vực của Paris mà ai ai cũng biết đến: đó là khu trải rộng phía sau Nhà hát lớn trên đại lộ Haussman, các tòa nhà từ Galeries Lafayette cho đến những cửa hàng quanh tòa nhà bách hóa Printemps (Grands Magasins du Printemps), trên đại lộ đó không có cửa hàng nào hiện diện hơn hai mươi năm, nghĩa là khi công nghiệp cửa hàng bách hóa mở rộng như quí vị biết. Ngày hôm nay thì quá thay đổi! Chúng ta hãy thực sự nhìn lại trong suy tưởng, ở cùng một đại lộ này, chúng ta thấy một thế giới của các cửa hàng nhỏ, xếp cạnh san sát lẫn nhau, với giá thuê được đo theo trọng lượng bằng vàng, bởi vì tất cả những cửa hàng đặc chuyên này phát triển lớn mạnh phần lớn dựa vào sự trỗi dậy của hai tòa nhà kinh doanh lớn nhất của thủ đô. Họhưởng lợi duy nhất là do số lượng khách hàng chen chúc đông như kiến bị thu hút vào trong khu phố trong suốt những giờ bán hàng của các cửa hàng bách hóa lớn này.

Vâng, thưa quý vị, không có nghi ngờ là cùng nguyên nhân sinh ra những hệ quả như nhau, và chúng ta cũng có tham vọng chính đáng, trước khi để quá lâu, là thay đổi đại lộ Charner, mà các thực dân đinh cư cũ biết là con đường buồn và vắng người, thành một đường phố cực kỳ sôi động và nhộn nhịp, xung quanh con đường này chúng ta sẽ vui mừng khi thấy nhiều nhà kinh doanh mở tiệm dủ loại hưởng lợi từthương mại đám đông khổng lồ kéo đến mà chúng tôi sẽ tạo ra ngay trong lòng Sài Gòn.

Vì vậy cửa hàng bách hóa, tôi không thể nói quá, là bằng chứng của sự sống và tác phẩm của tiến bộ, hoàn toàn cần thiết cho việc mở rộng quốc gia của một nước lớn như Pháp và chúng tôi rất tự hào là người đầu tiên mang công nghiệp mới này vào Đông Dương. Hôm nay tôi đánh dấu một cột mốc quan trọng, ngày vui này cho phép tôi, các bạn quí mến của tôi, được yêu cầu các bạn cạn ly cùng với tôi, một ly sâm banh cho sự thành công của cửa hàng bách hóa Charner (GMC) và cho sự thịnh vượng ngày càng tăng của công ty "Société Coloniale des Grands Magasins", và cho Đông Dương thuộc Pháp của chúng ta."

Đến lúc đã trễ rồi, những khách mời rời Grands Magasins rất hài lòng và đều hứa sẽ trở lại mua hàng. Chúng tôi chúc hướng đi của thương xá này sẽ thành công xứng đáng với những cố gắng đáng khen của họ và những hy sinh mà thương xá đã chịu đựng để mang lại cho thành phố chúng ta một toà nhà xứng đáng với tầm của thành phố."

Tác giả bài này chắc phải là ông chủ bút Nguyễn Phan Long vì giấy mời cho buổi ra mắt quan trọng gởi báo chí thì phần lớn là chủ bút đi dự. Bài báo này cho ta một hình ảnh về thương mại, quảng cáo, phong cách tiếp thị buôn bán ở thương xá Tax cách đây gần một thế kỷ.

Kết thúc

Một người Saigon với kỷ niệm thương xá Tax bên 
cạnh cầu thang xưa gần 1 thế kỷ (Ảnh tác giả)

Nếu tòa nhà Bách hóa tổng hợp (nhà Godard) ở phố Tràng Tiền được đề nghị phá đi để xây một tòa nhà cao tầng hiện đại làm lợi nhuận cho một công ty hay một nhóm lợi ích thì chắc là sẽ không được sự đồng thuận của người Hà Nội. Ngày nay tòa nhà bách hóa tổng hợp ở Hà Nội là Thương xá Tràng Tiền (Trang Tien Plaza) đã được trùng tu và xây thêm vài tầng lầu và ít nhất vẫn giữ được phong thái kiến trúc cũ.

Trước khi bị phá bỏ để xây cao ốc 43 tầng, tháng 9 2014 là tháng cuối cùng mà khác hàng có thể đến mua hàng ở thương xá Tax, nơi vẫn còn những thiết kế bên trong còn lại của tòa nhà GMC lúc khánh thành 90 năm về trước, nơi mà bao thế hệ người Saigon đã có kỷ niệm nào đó. Ký ức thương xá Tax đã nằm trong lịch sử thành phố Saigon.

Họ đổ xô về mua hàng bán hạ giá và cũng để chia tay một mảnh lịch sử thành phố. Nhiều người chụp hình trong thương xá để ghi lại chút gì kỷ niệm với thương xá Tax hay làm tư liệu sau này. Nhưng tôi nhận thấy qua nhiều bài viết, phỏng vấn trên báo chí, truyền thanh còn có một cái gì bức xúc, ngoài nối tiếc có cảm giác uẩn ức mà họ không có cơ hội nói ra được. Họ bất lực nhìn những gì đã được quyết định và thực hiện mà lợi ích cộng đồng không có được đặt cao trong sự đồng thuận của đa số dân qua quá trình tham vấn và hệ quả tương lai về lâu dài mà họ cho rằng chỉ có lợi cho nhóm lợi ích nhỏ nào đó.

Một số người nước ngoài, Pháp, Anh và Úc sống nhiều năm ở Saigon và họ là những người yêu thành phố Saigon, mà tôi quen biết đã có nói với tôi là chúng ta đã coi trọng lợi nhuận trước mắt mà phá đi cái di sản đặc thù hay tổng thể quí giá. Họ cũng bất lực như những người Saigon khác vì tất cả đều không có cơ hội tham dự tham vấn ý kiến cộng đồng.

Nguyễn Đức Hiệp

(1) Thành phố ánh sáng tức Paris

Tham khảo

William Stewart Logan, Hanoi: Biography of a city, University oF NSW Press, 2000.

Écho Annamite, trang 4 số ngày 27/11/1924 (A5,N145).

Michel My, Tonkin pittoresque, souvenirs et impressions de voyage 1921-1922, Impr. J. Viet, Saigon, 1925

Nguồn gốc tên gọi:

Củ Chi là tên gọi dân gian của cây mã tiền có nhiều ở vùng này vào thời đó. Cây mã tiền, một loại cây ở rừng, leo bằng móc, lá mọc đối có ba gân, hoa trắng quả tròn, hạt dẹt như khuy áo, dùng làm thuốc.

Lịch sử:
Thời nhà Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836, thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Năm 1956, Củ Chi trở thành quận của tỉnh Bình Dương, được thành lập do tách hai tổng Long Tuy Thượng và Long Tuy Hạ của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.

Năm 1963, lập tỉnh Hậu Nghĩa, nửa quận Củ Chi vẫn giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, tỉnh Bình Dương. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Trích Hỏi đáp về Sài Gòn – TPHCM – Tập 1

Thị trấn Củ Chi 1970. Ảnh: Dan McIntyre

Thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1967

Thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1965-1967. Ảnh: William Smith

Thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1965-1967. Ảnh: William Smith

Thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1965-1967. Ảnh: William Smith

Thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1966-1972. Ảnh: Gilcrease

Quốc lộ 1, thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1965-1967. Ảnh: William Smith

Xóm Cây Bàng, thị trấn Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa 1965-1967. Ảnh: William Smith

Nhiều thập kỷ qua, phá lấu, cá viên chiên, bò bía… luôn được nhiều thế hệ người Sài Gòn yêu thích và thương nhớ mỗi khi đi xa.

Bánh tráng trộn gồm bánh tráng, muối tôm, sa tế, mực khô, bò khô rau răm, xoài, tấc… trộn chung mà thành. Ảnh: Chopnchep/wordpress.

Phấ lấu là món ăn được bán số lượng nhiều tại các trường từ tiểu học đến đại học.

Ốc: Thời điểm ăn ốc thú vị nhất là vào ban đêm. Mỗi quán ốc có bí quyết riêng. Quán nào ngon đều luôn trong tình trạng "cháy bàn".

Gỏi cuốn thường được bán vào buổi xế chiều. Điểm cộng của món này là dễ ăn, giá mềm. Điểm trừ là "không no đủ" nên không được lòng thực khách nam.

Bột chiên được bán nhiều vào ban đêm. Ảnh: Vnbookerclub.

Cá viên chiên: Thời gian hoạt động của các xe đẩy hay món bán món này là 15h hàng ngày. Sài Gòn không khó để tìm nơi bán món này, song số lượng quán để khách quay lại nhiều lần không nhiều. 

Bắp xào có vị tươi ngọt của bắp non, béo của bơ, thơm của hành lá, của ruốc. Món này ăn ngon nhất từ chiều đến khuya.

Kem nhãn: Quán kem nhãn gắn liền với bao thế hệ học sinh Sài Gòn nằm trong khu chợ Đa Kao (quận 1). Cách đây vài năm, điểm nhấn của kem là những miếng cơm nhãn giòn ngọt, thì nay, quán đã cho hẳn cả trái. Số lượng cũng nhiều hơn nên phần kem giảm lại.

Bò bía: Nếu gỏi cuốn vẫn bị có điểm trừ với một số thực khách vì có tinh bột, bò bía với phần nhân chính là củ sắn (đậu) xào đã khắc phục điểm yếu này. Ảnh: BNB.

Trứng cút lộn có thể chế biến thành nhiều món, song xào me chấm bánh mì luôn được nhắc đến như một trong những món ăn gắn liền với tuổi học trò.

Chuối nướng đơn giản, dễ làm song muốn ngon không dễ. Các xe, quán, gánh chuối nướng thường không chỉ có một mà đến 2-3 bí quyết để hấp dẫn thực khách.

Bánh flan: Hiện có rất nhiều biến tấu cho món bánh có xuất xứ từ Pháp này. Dù thêm thắt nguyên liệu gia vị nào, món bánh này luôn mang đến cảm giác mềm mịn, mát lạnh.

Umbala Sài Gòn | Zing
Tại Sài Gòn, để là người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ.

Những bức ảnh màu hiếm và đẹp về Sài Gòn năm 1956

“Ai đổ rác bị đi thưa lính”, ảo thuật đường phố, thầy đồ đoán mệnh… là những ảnh độc về Sài gòn năm 1956, được đăng tải trên trang Flickr của một nhà sưu tập Việt Nam.


Đường Lê Lợi.

Đường Trần Hưng Đạo.

Đường phố Sài Gòn.

Bãi để xe của rạp chiếu phim Đại Nam trên đường Trần Hưng Đạo.

Đền kỷ niệm trong Thảo Cầm Viên.

Nhà thờ Đức Bà.

Tòa Đô chính.

Đường Trần Hưng Đạo.

Xích lô Sài Gòn xưa.

Kênh Nước Đen.

Hàng chục chiếc xô tập trung tại một vòi nước máy công cộng.

Quảng cáo cho một bộ phim Ấn Độ chiếu tại rạp Thành Chung.

Chợ An Đông.

Khu vực bán gà vịt.

Quầy bán nước mía.

Các bà bán rau.

Cửa hàng đồ sứ.

Trò ảo thuật của gánh thuốc Sơn Đông.

Quầy thuốc lá trên vỉa hè.

Một góc phố mùa hạ.

Chùa Ngọc Hoàng ở Đa Kao.

Những vòng hương trong chùa.

Lăng Ông Bà Chiểu.

Bên trong Lăng.

Một thầy đồ chuyên đoán mệnh, giải quẻ.

Kênh rạch ở Sài Gòn.

Sông Sài Gòn.

Bến Bạch Đằng.

Khu vực quận 5 nhìn từ máy bay.

Khu vực quận 1 nhìn từ máy bay.
Umbala Sài Gòn | Tại Sài Gòn, để là người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ. |
#umbalasaigon | #lichsusaigon

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.