April 2016

Du khách đến Sài Gòn có thể ghé thăm những khu chợ này để mua quà tặng người thân. Mỗi chợ đều có những đặc trưng riêng về hàng hóa và thường nằm tại những khu dân cư đông đúc với hệ thống khách sạn Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Sau đây, iVIVU sẽ giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm kinh doanh nổi bật của mỗi chợ:
1. Chợ Bình Tây
Hay còn gọi chợ Lớn, do một thương nhân người Hoa tên Quách Đàm hiến tặng, với điều kiện cho phép ông xây dựng các khu nhà quanh chợ và dựng tượng sau khi ông qua đời. Chợ được xây cất bằng xi-măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Để tiện tham quan mua sắm, nhiều du khách chọn phòng khách sạn tại khu vực người Hoa, Q.5  (rất gần chợ Bình Tây).
Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có "lưỡng long chầu châu". 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa phương Đông. Giữa chợ có khoảng sân rộng rãi đặt tượng ông Quách Đàm cùng bệ đá ghi ngày xây dựng chợ. Xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng đều bằng đồng đang phun nước.
Chợ Bình Tây là một trong những ngôi chợ lớn và cũng là chợ lâu đời nhất của thành phố. Chợ hoạt động suốt từ 2-3 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm, chuyên kinh doanh hàng sỉ với mức giá thấp nhất có thể. Ngoài lượng tiểu thương các nơi đến kinh doanh, hàng năm chợ đón tiếp rất nhiều lượt khách nước ngoài tham quan và mua sắm.
Địa chỉ: Chợ Bình Tây, 57A Tháp Mười, P.2, Q.6, TP. HCM.
2. Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3/1914. Lễ khánh thành chợ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30/3/1914 với pháo hoa, xe hoa và hơn 100.000 người tham dự. Báo chí lúc đó gọi sự kiện này là "Tân Vương Hội". Sau khi hoàn thành, người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt với chợ cũ. Sau năm 1957, chợ đổi thành tên như hiện nay. Khách sạn tại Quận 1 – Khu vực chợ Bến Thành có mật độ đông đúc nhất  bởi từ đây đến các điểm tham quan du lịch tại TP. HCM đều rất thuận tiện.
Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm Quận 1, lần lượt theo các hướng Bắc, Nam, Đông là các đường Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. Trong một số trường hợp, cổng chính được coi là biểu tượng của TP.HCM.
Hiện chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, lẻ từ thực phẩm, vật dụng hàng ngày đến hàng xa xỉ phẩm. Chợ bắt đầu hoạt động từ 4 giờ sáng tại khu vực cửa Bắc với các sạp hoa quả và mặt hàng tươi. Khoảng 8-9 giờ sáng, các quầy, sạp ở cửa Đông, Tây, Nam và trong lồng chợ… đồng loạt mở cửa.
Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang) – Phường Bến Thành – Quận 1.
3. Chợ đêm Bến Thành
Chợ đêm Bến Thành được hình thành tại hai con đường ở cửa Đông và cửa Tây của chợ Bến Thành. Khác với chợ diễn ra vào ban ngày, chợ đêm Bến Thành chỉ kinh doanh 2 mặt hàng chính là thời trang và ăn uống với mức giá trung bình. Khách đến chợ là du khách nước ngoài thích không khí mua bán của Sài Gòn về đêm hay giới trẻ, vừa dạo chợ vừa tranh thủ học tiếng Anh với người nước ngoài. Du khách có thể đặt phòng khách sạn quanh khu vực chợ Bến Thành và đi bộ tham quan mua sắm vào buổi tối.
4. Chợ Tân Định
Nằm ngay tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, chợ Tân Định được xây dựng vào năm 1926 và là một trong những chợ di tích lịch sử của Sài Gòn. Ngoài cổng chính được thiết kế khá đẹp và nổi bật, kiến trúc chợ không có gì đặc sắc.
Ngành nghề kinh doanh chính là thực phẩm tươi sống, quần áo, ăn uống, thực phẩm khô, giày dép, trái cây với mức giá nhỉnh hơn so với những chợ khác. Tuy nhiên, người dân và du khách biết đến chợ như một nơi kinh doanh vải vụn lớn và rẻ nhất Sài Gòn.
Địa chỉ: chợ Tân Định, số 1 Nguyễn Hữu Cầu, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM.
5. Chợ An Ðông
Chợ An Đông có lịch sử 56 năm. Hiện chợ có 2.702 quầy sạp với doanh số luân chuyển hàng hóa khoảng 1.500 tỉ đồng/năm. Ngoài các mặt hàng kinh doanh thường thấy tại các chợ, nơi đây được xem là vựa thời trang cập nhật mẫu mã nhanh nhất, với chất lượng không thua kém so với các shop lớn.
Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm của các thương hiệu đồ lót nổi tiếng như Triumph, Vera, Wacoal, Lys với giá rẻ hơn các shop của những nhà sản xuất này.
Địa chỉ: chợ An Đông, 34-36 An Dương Vương, P.9, gần khu vực người Hoa – Quận 5, TP.HCM.
6. Chợ Bà Hoa
Chợ Bà Hoa thành lập năm 1967. Tên chợ được đặt theo tên của người phụ nữ gốc Quảng Nam lập nên chợ. Điểm đặc biệt là chợ chuyên kinh doanh những mặt hàng chỉ xứ Quảng mới có.
Dạo bước giữa những gian hàng tại đây, người Quảng xa xứ sẽ cảm thấy ấm lòng, còn người dân xứ khác tìm thấy nhiều điều thú vị thông qua những nét đặc trưng ẩm thực xứ Quảng với các loại bánh có những cái tên "hầm hố" như bánh nổ, bánh đập, bánh tổ hay những lọ ớt khô cay nồng, món mắm cái cá cơm dân dã, mắm chuồn thính mặn mòi.
Ngoài việc mua về chế biến cho gia đình, tại chợ cũng có gian hàng bán các món ăn xứ Quảng như: mì Quảng, bánh tráng đập, ruột già xào nghệ tươi xúc bánh tráng…
Địa chỉ: chợ Bà Hoa, đường Trần Mai Ninh, Phường 11, Quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất – TP.HCM.

Những địa điểm thu hút các bạn trẻ trong năm vừa qua sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hầu hết các địa điểm này đều nằm gần Sài Gòn và luôn luôn được khá nhiều cư dân mạng check-in nhiệt tình.

1. Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ



Hẹn nhau 7h ở phố đi bộ hầu như là câu cửa miệng của khá nhiều bạn trẻ mỗi khi cuối tuần về. Với hệ thống phun nước trên quảng trường đầu tiên của Sài Gòn cộng với một dãy cửa hàng ăn uống hấp dẫn trên con phố này đã biến nơi đây trở thành một nơi tụ tập của khá nhiều bạn trẻ.



.

2. Aeon Mall Tân Phú



Hẳn cơn sốt Aeon Mall vẫn chưa nguội khi mà trên khắp các mạng xã hội, địa điểm này vẫn được check-in liên tục với những phần ăn hấp dẫn giá mềm ở đây. Hình ảnh của miếng sushi là điều khiến bạn nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến nơi đây.



3. SC Vivo City


Trung tâm thương mại này dù mới đi vào hoạt động từ giữa năm nhưng đã thu hút khá nhiều lượt check-in trên các mạng xã hội. Công viên ngoài trời và cửa hàng đồ chơi duy nhất tại Việt Nam là 2 địa điểm được check-in nhiều nhất trong trung tâm này.



4. Cần Giờ


Cơn sốt du lịch gần Sài Gòn đã khiến cho cái tên Cần Giờ trở thành một hiện tượng tìm kiếm của giới trẻ, những bài chia sẻ về kinh nghiệm đi Cần Giờ đều được like và share với tốc độ chóng mặt là một điều chứng minh cho độ nóng của Cần Giờ



5. Hello Weekend Market
Hội chợ cuối tuần này cũng là một địa điểm được các tín đồ shopping check-in liên tục.Với nhiều gian hàng và hoạt động sôi động, phiên chợ này đã được ngập tràn lượt check-in phủ khắp các mạng xã hội.



6. Tòa nhà Bitexco


Tòa nhà này lại một lần nữa được trở thành địa điểm được check-in nhiều nhất tại Sài Gòn. Với danh hiệu tòa nhà cao nhất Sài Gòn, tòa nhà mang tính biểu tượng của Sài Gòn này là một trong những địa danh thu hút khá nhiều bạn trẻ.



7. "Chinatown thu nhỏ" Phan Xích Long


Khu phố chuyên trị các món ăn của người Hoa cũng là một điểm đến ẩm thực được check-in nhiều nhất đối với các tín đồ thích đồ Hoa. Hầu hết ở đây người bán sẽ là người Hoa và các món ăn ở đây cũng mang đậm nét Trung Hoa.



8. Đồng cỏ lau quận 2, quận 9


Đối với những ai mê chụp hình thì địa điểm này có lẽ không quá xa lạ với các bạn, và địa điểm này cũng là nơi được check-in khá nhiều trên mạng xã hội. Hình ảnh của đồng cỏ lau hồng đẹp mắt tràn ngập khắp nơi khiến nhiều bạn trẻ xao xuyến ở đây.





9. Công viên nước Đầm Sen


Khu vui chơi nhiều năm tuổi nhưng vẫn thu hút được lượng lớn du khách. Vui chơi 1 ngày ở Công viên nước Đầm Sen cũng là gợi ý thú vị.



10. Đảo Dừa Lửa


Cách Sài Gòn chỉ 12 km, tại đây cung cấp nhiều dịch vụ vui chơi thú vị như bơi xuồng, tắm sông, nhưng vẫn giữ được sự hoang sơ, thanh bình, không hàng quán nhộn nhịp. Không khí trong lành, gió mát rượi giúp thư thái tinh thần, đúng chất nghỉ dưỡng.



Nguồn:http://travel.foody.vn/bai-viet/diem-danh-10-dia-diem-check-in-ngap-tran-ngay-gan-sai-gon-3700

Dưới đây là 10 đồng tiền được cho là "vô giá trị" nhất hành tinh, tính đến ngày 31/12/2015, theo tờ The Telegraph, trang Country Detail và trang The Richest.
10. ZIMBABWE DOLLAR:
Đồng Zimbabwe từng được coi là đồng tiền vô giá trị nhất hành tinh do tỉ lệ lạm phát quá lớn của nước này giai đoạn 2005-2010. Tuy nhiên, sau những chuyển biến hiệu quả trong chính trị và việc bắt đầu sử dụng đồng tiền của Nam Phi làm đơn vị tiền tệ mới, hiện nay đồng tiền Zimbabwe chỉ còn đứng thứ 10 trong danh sách. Hôm nay, 1 USD sẽ được quy đổi thành 392 đồng Zimbabwe



9. ĐỒNG COLON (COSTA RICA):

Đứng thứ 9 trong danh sách là đồng Colon của Costa Rica. Hiện tại, 1 USD quy đổi được 570 Colon



8. ĐỒNG GUARANI (PARAGUAY):

Đứng thứ 8 trong danh sách là đồng Guarani của Paraguay; hiện tại 1 USD quy đổi được 4645 PYG.
Đồng Guarani được lưu hành từ năm 1944 bởi ngân hàng trung ương Paraguay thay cho đồng Peso.



7. ĐỒNG FRANC (GUINEA):

Đứng thứ 7 là đồng Franc của Guinea, với mệnh giá 6778 Franc tương đương 1 USD. Được lưu hành từ năm 1959 để thay thế cho đồng CFA với hệ thống tiền giấy và tiền xu mệnh giá 1,5, 10 và 25 Franc.Năm 1985, ngân hàng nhà nước Guinea bắt đầu cho lưu hành tiền giấy mệnh giá 50,100.500.1000, và 5000 Franc.



6. ĐỒNG KIP (LÀO):

Đồng KIP của Lào (LAK) đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. Hiện tại 1 USD quy đổi được 7990 LAK. Lào là nước duy nhất thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không giáp biển. 80% lao động nước này làm nông nghiệp và khoảng 1/3 dân số sống dưới mức nghèo đói. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của Lào là 841 USD.
Đồng tiền có giá trị lớn nhất là 100 ngàn LAK



5. ĐỒNG RUBLE (BELARUS):

Xếp thứ 5 trong danh sách những đồng tiền "vô giá trị" nhất thế giới hiện tại là đồng Ruble của Belarus. Hiện tại, phải tốn đến 9898 BYR mới quy đổi được 1 USD.
 


4. ĐỒNG RUPIAH (INDONESIA):

Đồng Rupiah cùa Indonesia xếp thứ tư trong bảng xếp hạng này. 1 USD quy đổi theo tỉ giá hiện tại sẽ được 12202 IDR.
Tiền xu Rupia có mệnh giá từ 50 đến 1000 đồng và tiền giấy có mệnh giá từ 1000 đến 100 000 đồng.



3. SÃO TOMÉ AND PRINCIPE DOBRA:

Chỉ là một đảo quốc nhỏ ít người biết đến nên đồng tiền của São Tomé có mệnh giá rất thấp, hiện tại để đổi 1 USD, người ta cần tới 17917 STD. São Tomé được trao trả độc lập vào năm 1975 từ Bồ Đào Nha, và ngay sau đó hệ thống tiền tệ mới đã được lưu hành.



2. ĐỒNG VIỆT NAM (VND):

Được giới thiệu từ năm 1946 để thay thế cho đồng Đông Dương của Pháp nhưng đến năm 1976 mới bắt đầu công khai lưu hành. Tuy nhiên đồng tiền này đã bị ngân hàng thế giới đánh giá rất thấp kể từ ngày bắt đầu lưu hành đến nay.
Năm 2011, đồng Việt Nam đã được The Telegraph xếp đầu danh sách 10 đồng tiền vô giá trị nhất thế giới thời điểm đó. Đến ngày 31/12/2015, đồng tiền Việt Nam (VND) chỉ còn đứng ở vị trí thứ 2. 1 USD hiện tại sẽ quy đổi được 22294 VND



1. ĐỒNG RIAL (IRAN):
Tỉ giá hiện tại của đồng Rial so với đồng USD là 24,875, tức 1 USD sẽ đổi được 24875 Rial. Trong những năm gần đây, đồng tiền Iran bị mất giá trầm trọng một phần là do các lệnh trừng phạt kinh tế toàn cầu áp đặt lên Iran từ phía Mỹ và phương Tây. 

Người Pháp sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ 1862, đào ngay con kênh rất dài, rất rộng phía bắc Sài Gòn, suýt soát lũy Bán Bích 1772. Nhưng họ đã bỏ dở con kênh dài nhất nhưng cũng "bí ẩn" nhất Sài Gòn.
Một vài góc nhìn Sài Gòn thời thuộc Pháp (từ trái qua phải, trên xuống dưới): Phía sau Nhà hát lớn nhìn ra đường Nguyễn Huệ, Ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi, Nhà hát lớn nhìn từ đường Lê Lợi, rạch Thì Nghè khu vực Đa Kao - Ảnh tư liệu

Đó là con kinh do người Pháp đào năm 1862 từ dự án "TP Sài Gòn 500 ngàn dân" 1861 của Trung tá công binh Coffyn.

Trên bản đồ hiện nay, con kinh này bắt đầu từ đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.HCM) thẳng qua giữa rạch Thị Nghè, cắt ngang đầu rạch Thị Nghè, qua đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), vòng ra sau lưng sân Phú Thọ (Q.11), đâm xuống và nối với kênh Lò Gốm, chạy sát sau lưng đồn Cây Mai (góc Hồng Bàng - Nguyễn Thị Nhỏ hiện nay).

40.000 dân Sài Gòn và 5 tỉnh Nam kỳ còn lại được huy động đào kinh này, một số lượng người rất lớn so với dân số Nam kỳ lúc đó cho thấy người Pháp đã kỳ vọng ra sao với nó.

Tham vọng bị bỏ dở của "kênh Thắt Lưng" cho Sài Gòn

Mời bạn coi một trong những tấm bản đồ chính xác nhất về Sài Gòn người Pháp vẽ trong thế kỷ 19, đó là tấm bản đồ vẽ năm 1892, đúng 30 năm sau khi Pháp chiếm trọn Nam kỳ lục tỉnh:

Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận 1892 cho thấy kênh Vòng Thành phía Bắc Sài gòn - Chợ Lớn hiện lên rất rõ, bao Sài Gòn - Chợ Lớn thành một cù lao giữa bốn bề sông nước. Và hệ thống một loạt đường sá từ Sài Gòn ra Chợ Lớn hầu như song song với hướng đông nam của cổng chính 2 thành Gia Định - Ảnh tư liệu - Đồ họa và chú thích đối chiếu với đường phố hiện nay: TRỊ THIÊN - M.C

Con kênh này gần như nương theo lũy Bán Bích của Nguyễn Cửu Đàm cho Quy hoạch Sài gòn 1772.

Lũy Bán Bích trong Quy hoạch Sài Gòn 1772 trên bản đồ Trần Văn Học 1815 - Ảnh tư liệu - Đồ họa: TRỊ THIÊN

Người Pháp gọi đó là kênh Ceinture (canal de Ceinture - kênh Thắt Lưng), dân Sài Gòn hồi thập niên 1960 vẫn gọi là kênh Vòng Thành.

Con kênh này nối hai đầu rạch Bến Nghé với rạch Thị Nghè, tạo một đường nước bao hoàn toàn vùng Sài Gòn Chợ Lớn, thay lũy Bán Bích 1772. Và như vậy, với rạch Thị Nghè - sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé - kênh Vòng Thành, Sài Gòn trở thành vùng cù lao.

Dự tính của người Pháp không dừng lại ở đó. Kèm theo con kênh, họ đã mở một loạt con đường rất lớn phía bắc kênh, nay là các con đường: Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, Lãnh Binh Thăng... Các con đường này đều thông về phía Chợ Lớn theo hướng bắc (các con đường của Quy hoạch 1772 thông theo hướng đông nam).

Những con đường nhằm nối khu vực phía bắc, tây Sài Gòn với Chợ Lớn và miền Tây chứ không chỉ khu vực trung tâm Sài Gòn.

Theo học giả Vương Hồng Sển, con kênh này theo kế hoạch "bề ngang 20 thước, bề sâu sáu thước (...). Nhưng công việc dở dang thất bại, và Đô Đốc Bonard đành bỏ nửa chừng công tác ấy".

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển không nói dở dang ra sao và lý do thất bại. Còn Chuyên khảo tỉnh Gia Định năm 1902 (Monographie de la Province de Gia - Định, 1902) thì kênh Vòng Thành đã được đào nhưng toàn kênh chưa được đem vào sử dụng vì bùn đất lên quá nhanh, ghe thuyền không đi được).

Việc bỏ dở này có lẽ do quy mô con kênh không còn theo ý định ban đầu rộng tới 20m mà nhỏ hơn nhiều. Bởi các bản đồ của Pháp sau đó và bản đồ VNCH đến 1975, con kênh này đều rất rõ, dài khoảng 7-8km.


Bản đồ Sài Gòn đến 1975 vẫn còn ghi nhận kênh Vòng Thành rất rõ (màu xanh dương phía trên) - Ảnh tư liệu

Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, từ đường Cách Mạng Tháng Tám vô, chúng tôi vẫn thấy nhiều đoạn kênh này dọc đường Bắc Hải (Q.10) vẫn còn bên dãy tường sát Công viên Lê Thị Riêng - Q.10, nhưng chỉ nhỏ như rãnh nước (hiện nay là những dãy nhà nhỏ và không sâu).

Và đây là ranh giới giữa đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định (hiện là ranh giới quận 10 - quận Tân Bình. Trước 1975, có tấm bảng lớn đặt nơi đây: "Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn").

Vấn đề là tại sao người Pháp giảm nhiệt huyết với con kênh hoành tráng thông thủy, thông vùng kinh tế cho cả khu vực phía bắc, phía tây Sài Gòn?

Cũng như vậy, về phía nam Sài Gòn, con đường Nguyễn Tất Thành chạy ra quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ hiện nay đến 1954 vẫn như một vùng hoang hóa, đầm lầy?

Qua thực tế, nhiều thế hệ kiến trúc sư, nhà quy hoạch người Pháp gửi nhận định, kết luận của mình cho nhà cầm quyền ở Nam kỳ cũng như chính quốc: Sài Gòn - Chợ Lớn phát triển mạnh theo hướng đông tây do gắn với nguồn nguyên vật liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nhân công.

Theo đó, khu vực phía bắc và nam Sài Gòn không có những ưu điểm này cùng với nguồn nước ngọt thiếu thốn, thậm chí phía nam là vùng bị hoàn toàn bị xâm nhập mặn nặng nề.

Người Pháp tập trung phát triển Sài Gòn theo hướng đông tây

Những ngày đầu chiếm Sài Gòn, người Pháp thật ra không phải không có những sai lầm trong quy hoạch, thiết kế Sài Gòn.

Không chỉ kênh Vòng Thành, nhiều con kênh khác ngay trung tâm Sài Gòn cũng đã được đào và cũng nhanh chóng bị lấp: kênh Lớn (Grand canal - dân Việt gọi là kênh Chợ Vải vì bên dòng kênh là chợ Vải, mà nhiều người nhầm gọi đó là chợ Bến Thành cũ) đào năm 1867, lấp 1887 (thành đường Nguyễn Huệ hiện nay); kênh Coffyn (lấy tên Trung tá công binh Coffyn lập Quy hoạch "Sài Gòn 500 ngàn dân" 1862) lấp năm 1892 (thành đường Lê Lợi hiện nay)...

Nhưng quan trọng hơn, người Pháp đã nhanh chóng nhận ra một điều: không phải ngẫu nhiên mà trước đó, người Việt tập trung phát triển Sài Gòn theo hai hướng đông tây.

Thế là hàng loạt đường phố, kênh rạch, cầu... khu vực đông, tây Sài Gòn được xây dựng.

Dọc rạch Bến Nghé từ Sài Gòn ra Chợ Lớn, một con đường được xây dựng mà người Việt lúc đó gọi là đường Dưới (so với đường Trên - đường Nguyễn Trãi hiện nay).

Hai bên rạch Bến Nghé hình thành một loạt bến bãi chạy dài từ Sài Gòn ra Chợ Lớn, không chỉ là đường đi mà còn là đường vận chuyển hàng hóa Sài Gòn - Chợ Lớn - miền Tây: Bến Bạch Đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn, Bình Đông... (hiện nay là đại lộ Võ Văn Kiệt bên phía Q.1, 5; Bến Bình Đông bên Q.8).

Tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương (và là tuyến đường sắt thứ hai do người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt 13km ở Pondichéry, Ấn Độ, 1879) chạy từ ga Sài Gòn (lúc đó nằm ở Công viên 23-9 hiện nay) về miền Tây: Sài Gòn - Mỹ Tho, dài 70km hoạt động từ 1885.

(Hành khách và hàng hóa Sài Gòn - Mỹ Tho đi tuyến này nhiều đến mức sau 3 năm, Thống đốc Nam Kỳ quyết định lấy lại quyền khai thác tuyến đường này từ 1888, sau khi đền bù cho nhà thầu Joret xây dựng và khai thác tuyến đường 315.755 francs. Năm 1896, tổng lãi thu được từ tuyến đường sắt là 3,22 triệu francs, năm 1912 lãi 4 triệu francs).

Ở phía Tây, bên cạnh hai tuyến thủy bộ từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, miền Tây của người Việt trước đó (đường Nguyễn Trãi, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hũ...), đến bản đồ 1892, chúng ta đã thấy con đường từ giữa thành Gia Định ra (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) đã được nối dài sang giữa Chợ Lớn.

Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu

Một con đường khác, đường Điện Biên Phủ ngày nay chạy song song với Nguyễn Thị Minh Khai cũng tiến về Chợ Lớn.

Trên bản đồ 1892. đường 3-2 ngày nay đã vượt qua Cách Mạng Tháng Tám và rõ ràng vẫn đang tiến tiếp về phía Chợ Lớn, miền Tây.

Lượng hàng hóa và người qua lại giữa Sài Gòn và miền Tây vẫn phát triển mạnh. Khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn - Chợ Lớn mà sau này trở thành đại lộ Trần Hưng Đạo cũng được san lấp ngay sau khi chợ Bến Thành khai thị 1914 nhằm tăng mạnh hàng hóa giữa Sài Gòn - Chợ Lớn - miền Tây, trực tiếp là cho nguồn hàng hòa thông thương giữa chợ Bến Thành và Chợ Lớn.

Về hướng đông, cầu Bình Lợi, cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn hướng ra miền đông cũng được đưa vào sử dụng năm 1902, rút ngắn tuyến đường đi Thủ Đức, Biên Hòa, các tỉnh miền Trung, miền Bắc, thông với đường thiên lý Bắc Nam của người Việt xưa.

Cầu Bình Lợi trên đường ra Thủ Đức, Biên Hòa đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu

Quy hoạch "Sài Gòn 500 ngàn dân" của Trung tá công binh Coffyn - 1862

(Khi Pháp chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh).

- Thành Phố Sài Gòn nằm trong bốn đường nước (bản đồ 1892 phía trên).

- Quy hoạch phân lô các loại đất: Cụ thể hạng nhất (nhà buôn nhỏ trên bến cảng): 10x12m =120m2; hạng hai (nhà buôn lớn trên bến cảng): 20x20m = 400m2; hạng ba (nhà ở trong đô thị): 20x80m = 1600m2; hạng tư (nhà ở ngoại ô): 9x50m = 450m2.

Đường Catinat (Đồng Khởi hiện nay) do người Pháp tôn tạo từ một con đường xưa trước thời thuộc Pháp - Ảnh tư liệu

- Đường Imperial (Hai Bà Trưng ngày nay) là trục đông-tây của Sài Gòn. Đông: khu hành chánh, từ Hai Bà Trưng cho tới rạch Thị Nghè, rộng khoảng 2km2. Tây: từ Hai Bà Trưng ra tới Chợ Lớn, tức phần Sài Gòn còn lại, rộng 23km2: khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp..

- Quy hoạch đường sá, bến cảng: chiều rộng của các đường phố chính 40m, vỉa hè hai bên rộng 4m có hai hàng cây mỗi bên; đường phụ 30 m, vỉa hè 2m, mỗi bên trồng một hàng cây. Các bến sông Sài Gòn cũng như rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè rộng 40m, vỉa hè 6m, trồng hai hàng cây ở hai bên.

- Quy hoạch về hệ thống nước, cung cấp nước tiêu dùng, thoát nước: do địa hình Sài Gòn bằng phẳng, không cao hơn mặt nước, lại có triều cường nên không cho phép đặt những đường ống cống bình thường mà là những ống cống với cửa cống đóng mở tự động…

-Quy hoạch về an ninh phòng thủ...

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.