August 2022


"LIBERTY" - "E PLURIBUS UNUM" - "IN GOD WE TRUST": đây là 3 giá trị mà nước Mỹ chọn làm tiêu ngữ (motto). 
"Các vị lập quốc chúng ta (nước Mỹ) trân trọng Tự Do, không phải dân chủ" ("Our country's founders cherished liberty, not democracy" - Ron Paul). Vì sao chọn "Liberty" làm giá trị nền tảng, không phải "Democracy"?

VÌ CÓ TỰ DO (LIBERTY), ẮT SẼ CÓ DÂN CHỦ (DEMOCRACY);
CÓ DÂN CHỦ, THÌ VẪN CÓ THỂ NÔ LỆ/CHƯA HOÀN TOÀN TỰ DO
&1&
Theo dòng lịch sử nước Mỹ, trong vụ kiện nổi tiếng Dred Scott với Sandford trong năm 1857, Tối cao pháp viện với 7 vị thẩm phán được tiến cử bởi đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu ủng hộ chế độ nô lệ trong khi 2 vị thẩm phán từ đảng Cộng Hòa phản đối. Sự đối kháng này đã dẫn tới cuộc nội chiến. Tổng thống Abraham Lincoln (đảng Cộng Hòa) của bên thắng cuộc, sau đó, đã ban hành đạo luật giải phóng chế độ nô lệ.

Có lẽ nhiều người sẽ lấy làm khó hiểu tại sao đảng Dân Chủ ủng hộ chế độ nô lệ, vào thế kỷ 19, dường như đi ngược với tôn chỉ "Dân chủ" thì phải? Ồ, không, vẫn là dân chủ - nếu bạn hiểu đúng khái niệm này! Khác với quân chủ (thẩm quyền quyết định nằm ở nhà vua), thiết chế dân chủ khẳng định thẩm quyền nằm ở các lá phiếu của người dân. 

Vấn đề ở chỗ: những ai được xem là "dân", nói rõ hơn, những ai được định nghĩa là "công dân"?

Tòa án trong vụ kiện lừng danh nêu trên, khi đó, họ phán quyết: "người nô lệ không phải là công dân, họ là tài sản". Những người thủ đắc quyền công dân (ngoại trừ nô lệ vì chỉ được xem là "tài sản"), họ đều được quyền bỏ phiếu, do đó rõ ràng là quyền làm chủ vẫn thuộc về công dân đó thôi - hay nói cách khác, họ đang thực thi dân chủ (đâu phải quân chủ)!

&2&
Mỗi con người ("Nhân") trong chúng ta đều có hai chiều kích: chiều kích hàng ngang, còn gọi là "chiều kích xã hội", tương quan giữa con người với nhau trong xã hội/quốc gia; và chiều kích hàng dọc, tức tương quan với chính mình và với những thực tại siêu nhiên, tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng là một hình thái biểu hiện cho chiều kích này).

Với chiều kích hàng ngang, "Nhân" trở thành "Dân", mỗi con người khi ấy được hiểu là sinh thế xã hội / sinh thể chánh trị. Tức "Dân" là một khía cạnh trong cuộc sống của "Nhân".

Còn "Nhân" thì rộng hơn ý niệm "Dân", vì gồm không chỉ chiều kích hàng ngang mà còn cả chiều kích hàng dọc.

Một khi giản lược con người chỉ còn là sinh thể xã hội/sinh thể chánh trị (theo chiều kích hàng ngang), "Nhân" chỉ còn là "Dân" - mà do vậy, tùy bối cảnh chánh trị, ý niệm "Dân" khó tránh khỏi sự thiên vị, thiên lệch, định hướng, phân loại theo môi trường giai cấp này kia...

Mỗi con người cần được nhìn nhận là "Nhân", nhấn mạnh "Nhân Bản" (lấy con người làm gốc): con người được nhìn toàn diện cả chiều kích hàng ngang lẫn hàng dọc. 

Đâu là giá trị nền tảng của "Nhân"? Đó chính là TỰ DO (Liberty) để tôn trọng và làm triển nở phẩm giá con người.

* TỰ DO (LIBERTY)? Vẫn còn nhiều, rất nhiều người trong chúng ta còn bị mờ mịt, "hiểu" Tự Do lệch theo xu hướng của bản năng. Tôi xin giải minh qua hai bài viết (mời đọc: bài 1 - https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/pfbid03rMEucidoAd2Cgqxhkg7Mpo8vpssde7EtkoJftAWypUUDEE1xxwjqTQbRDgYRJrMl

&3&
"E PLURIBUS UNUM"? Cụm chữ Latin này mang nghĩa "one from many parts", "từ nhiều nên một". Tức "cộng hòa" - mọi người cùng hợp tác làm việc với nhau. Đây là giá trị mà nước Mỹ đề cao. 

"IN GOD WE TRUST" mang giá trị gì? Nước Mỹ minh định đây là quốc gia đề cao vai trò của tôn giáo tín ngưỡng. 

Chữ "GOD", trong bối cảnh văn hóa lập quốc của nước Mỹ, được dựa vào Kinh thánh (Holy Bible). "God" là cách chuyển ngữ từ tiếng Do Thái: "YHWH" được đọc thành Yahweh hoặc Jehovah. Chuyển ngữ tiếng Việt là "Chúa hằng hữu", "Chúa tự hữu".  

"In God we trust": "Chúng ta tín thác nơi Chúa". 

Theo tiến trình phát triển về sau, câu "In God we trust" được quảng diễn là sự xác tín tâm linh đa dạng, tùy vào niềm tin tôn giáo mỗi người.

TỰ DO TÔN GIÁO tại Mỹ được bảo đảm bởi Tu chính án thứ nhứt ( First Amendment), là Tu chính án hàng đầu trong 27 Tu chính án trong nền luật pháp Mỹ. 

Theo Trung tâm nghiên cứu PEW, hiện nay người Mỹ có đức tin tôn giáo chiếm đến 76,5% dân số; trong đó Ki-tô giáo 70,6% (Tin Lành, Công giáo, Chính thống giáo...), các tôn giáo khác 5,9% (Do Thái giáo, Islam, Phật giáo...). 

* THAY LỜI KẾT 

Khi nhìn con người là "Nhân" chớ không chỉ là "Dân", ắt phải đề cao và tôn trọng TỰ DO (Liberty). Có Tự Do, như vậy, mới bảo đảm được việc thực thi dân chủ ở chiều sâu nhứt.

Gắn liền với TỰ DO (Liberty) là tinh thần CỘNG HÒA ("E Pluribus Unum") và giá trị TÂM LINH sâu xa cho cuộc hiện hữu của mỗi con người ("In God we trust") ./. 

Matthew NgChuong

---------------------------------------------------------------


Ví dầu cầu ván đóng đinh, 
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, 
Khó đi mượn chén ăn cơm, 
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi

Người Nam kỳ nghĩ sao nói vậy, không quá giữ kẽ, quanh co úp mở, vòng vo như người Bắc.

Đất Nam kỳ là vùng đất mới chỉ vỏn vẹn hình thành hơn 300 năm, Người khai hoang vào Nam kỳ đa số là dân tứ xứ, có người không nhà không cửa, có kẻ bị lưu đày, có người là dân cướp bóc sống ngoài vòng luật pháp, ngoài luân thường đạo lý tha hương đến xứ này...

- (Trong đó có cả đám bồ thần nhà Minh năm vào xin chúa Hiền nương nhờ vùng đất Cù lao, Mỹ tho sinh sống ,cộng thêm nhóm người Minh theo ông Mạc Cửu ở vùng Hà Tiên và những người Cao Miên bổn xứ nhưng bài này mình nói về người khai hoang gốc Việt)

Tính khí ngang tàng của những kẻ đi khai hoang đã có sẵn  cộng thêm sự khao khát tìm đường sanh lộ nơi  xứ sở lạ lùng con chim kêu cũng sợ con cá vùng cũng kinh. 

Những người cùng khổ như họ đã biến mảnh đất hoang vu không người ở thành làng xóm thành ruộng đồng phì nhiêu... Dẫu biết rằng cái giá cho những kẻ đi khai hoang là sự cô đơn thiếu thốn thậm chí sự khinh miệt của những người được coi là phong lưu quyền quý... 

Rồi những con người không quen biết nhau tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, do vậy cơ sở của quan hệ giữa họ ở đây không phải tình mà là nghĩa. Chính vì lẽ đó đã làm cho họ - những con người cùng khổ sống chết bên nhau trên mảnh đất mới càng yêu thương nhau hơn thông cảm cho nhau hơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn chia sẻ với nhau miếng cơm manh áo, cái mà ngày nay chúng ta gọi là Tình Làng Nghiã Xóm. 

Trong tận cùng đau khổ thì ta mới nhận thấy một tình thương cộng đồng vô bờ bến của nhữg kẻ tha phương cầu thực - những kẻ tiên phong mỡ cõi - tổ tiên của những con người Nam bộ hiện đại hôm nay.. 

Những kẻ sống với quan niệm Tình Làng Nghiã Xóm đã cưu mang nhau trong tình láng giềng, rồi trai giang hồ yêu gái kẻ chợ, kẻ người Việt yêu người Tàu, cô người Miên thương anh người Chăm, chú người Tiều để ý dì người Hẹ.... Những kẻ lưu dân đến từ các sắc tộc không giống nhau, họ yêu thương nhau, ăn ở với nhau trong cái tình làng xóm đến thành cái nghiã phu thê.

Thế hệ con cháu của họ sau này không như người Bắc kỳ   - gia đình họ đa phần có gia phả tổ tiên nguồn cội mà biết mình sinh ra từ dòng tộc nào, ông cố ông sơ từng là quan là tướng triều đình này triều đình kia v.v...
Nhưng người Nam kỳ  ít quan tâm tới gia phả, họ chẳng hiểu ông chú, ông bác (hoặc lắm khi ông nội) của họ là ai. 
Họ chỉ nhớ mang máng tổ tiên xưa kia từ Bình Định, quảng Nam vào đây, con cái của mấy ổng chia ra làm nhiều hệ phái lập ngiệp ở Tân an, ở Cà Mau chăng...

Vì như đã nói vùng đất Nam kỳ  còn là đất của những lưu dân bần cùng, những người đi đày vô sản (khác với nông dân Bắc kỳ hữu sản), bởi vậy mà người Nam kỳ  liều lĩnh như không còn gì để mất, họ cũng đầy nghĩa khí, bởi vậy mới hình thành nên tính trọng nghĩa khinh tài (có người nói do dư âm còn sót lại của những người trong Thiên Điạ Hội. 

Người nông dân Nam kỳ hay uống máu ăn thề, hay kết nghĩa huynh đệ đồng sinh đồng tử. Họ coi cái chết "nhẹ tựa lông hồng", có khí thế ngang tàng nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá. Lục Vân Tiên tay không bẻ cây đánh cướp để giải thoát Nguyệt Nga (người Nam kỳ mình rất thích và thuộc "Lục Vân Tiên" chính là do tính trọng nghĩa này) như Anh hùng Nguyễn Trung Trực khảng khái: "Bao giờ hết cỏ nước Nam, thì dân Nam mới hết người đánh Tây".

Tính trọng nghĩa khinh tài khiến người Nam kỳ coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất: 
Theo nhau cho trọn đạo trời, 
Dẫu không có chiếu trải tơi mà nằm. 

Họ yêu trung ghét nịnh; phò trung phạt nịnh; phò chánh trừ tà; ân oán phân minh , họ có tác phong rõ ràng, dứt khoát: nói như rựa chém xuống đất; làm ra làm, chơi ra chơi; làm thì làm tới chết bỏ, còn ăn chơi thì phải xả láng mới đáng mặt 

Yêu đương trai gái cũng quyết liệt và ngang tàng: 

Dao phay kề cổ, máu đổ không màng, 
Chết tôi tôi chịu, buông nàng không buông; 
Đó đi tu, đây xin ở sãi, 
Ăn đĩa tương chùa trọn ngãi cùng nhau; 
Đôi lứa ta thương nhau, thương dại thương dột, 
Thương lột da óc, thương tróc da đầu, 
Ngủ đi thì chớ, thức dậy lại thương. 

Gió đưa buồn ngủ lên bờ, mùng cô em có rộng, cho ngủ nhờ một đêm; 
Nước Láng Linh chảy qua Vàm Cú, thấy bộ em chèo cặp vú muốn hun; 
Rượu ngon cái cặn cũng ngon, 
Thương em bất luận chồng con mấy đời. 
Người con gái cũng bạt mạng không kém: 
Cầu cao, ván yếu, bước rung, 
Anh thương em thì thương đại, ngại ngùng thì đừng thương; 
Anh về em nắm vạt áo em la làng, 
Phải để chữ thương chữ nhớ giữa đàng lại cho em; 
Dao phay chín ngọn, em bắt trọn có một mình, 
Chết em chịu chết, biểu buông mình em không buông; 
Anh có tiền dư cho em một đồng, 
Em về mua gan công, mật cóc thuốc chồng rồi em theo anh.

Hệ quả thứ nhất của tính trọng nghĩa là tính hào hiệp, sống hết mình, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia, kiểu hôm nay có tiền thì dốc túi đãi nhau, ngày mai thiếu thì tính sau. 

Hệ quả thứ hai của tính trọng nghĩa là tính hiếu khách. Do trọng nghĩa, hào hiệp, lại được thiên nhiên ưu đãi, trong khi lại đất rộng người thưa nên bất cứ người Việt nào đến đây cũng đều là bạn. 

Đại nam nhất thống chí có viết về người dân Nam : "Ưu đãi khách không kể tốn phí". 
Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức thì "Ở Gia Định có khách đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau dâng cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu, không kể người thân sơ quen lạ, tông tích ở đâu, ắt đều khoan nạp khoản đãi, cho nên người đi chơi không cần đem tiền gạo theo" 
[Trịnh Hoài Đức 1820/1998].

Nguồn tham khảo : Từ các tác phẩm về Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam



Mấy hôm nay tôi thấy một số bạn post bài thơ "Tôi yêu tiếng Việt miền Nam", nhưng không có bình luận hay giải thích gì cả, nên vài người lầm tưởng là ... phân chia vùng miền. Không phải. Để tôi có đôi dòng giải thích bài thơ này ... 

Bài thơ này là của thi sĩ Bàng Bá Lân. Ông là người gốc Phủ Lạng Thương (Bắc Ninh). Năm 1954, ông di cư vào Nam và từng có thời gian sống ở Đồng Nai. Trước khi vào Nam ông đã là một nhà thơ có tiếng, từng có thơ đăng trên báo Đàn Bà, Công Dân, Nhân Loại, Tia Sáng. Ông nổi tiếng là một thi sĩ của miền quê (giống như Anh Thơ vậy). Ông có những vần thơ mà sau này đã đi vào âm nhạc. Ví dụ như câu: 

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

mà sau này Hoàng Thi Thơ đưa vào ca khúc "Múc Ánh Trăng Vàng". Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là Vũ Ngọc Phan không đưa ông vào tuyển tập thơ văn thời tiền chiến. 

Quay lại bài thơ "Tôi yêu tiếng Việt miền Nam", theo tác giả cho biết thì ông sáng tác lúc mới vào Đồng Nai, vì thấy giọng nói ngọt ngào của phụ nữ Nam kì. Vì bị quyến rũ bởi giọng nói, nên Bàng Bà Lân sáng tác loạt bài "Tôi Yêu", và câu mở đâu đều là "Tôi yêu tiếng Việt miền Nam." Nguyên văn như sau: 

Tôi yêu tiếng Việt miền Nam,
Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao.
Yêu xe thổ mộ xôn xao
Trên đường khúc khuỷu đi vào miền quê.

Tôi yêu đồng cỏ nắng se,
Nhà rơm trống trải, chiếc ghe dập dềnh.
Tôi yêu nắng loá châu thành,
Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.

Nơi đây tôi mến thương nhiều,
Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao!
Xa xôi hằng vẫn ước ao
Vào thăm vựa lúa xem sao, hỡi mình!

Chừ đây tình đã gặp tình,
Tưởng như trong đại gia đình đâu xa.
Người xem tôi tựa người nhà,
Người kêu thân mật tôi là: Thầy Hai!

Ðồng bào Nam Việt ta ơi!
Tôi yêu cặp mắt làn môi thiệt thà.
Nước non vẫn nước non nhà,
Bắc Nam xa mấy vẫn là anh em!

Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt ở đó. Sau khi đăng báo, ông có vẻ đổi ý, vì chắc nghĩ rằng câu thơ còn non hay sao đó, nên ông viết lại và đổi tựa đề bài "Tiếng Việt Miền Nam" và đăng trên tạp chí Tân Phong. Bài thơ được xem là đã nói lên tâm tình của người Bắc về tánh bao dung của người miền Nam. Bài đó như sau: 

Tiếng Việt miền Nam

Ôi! Tiếng Việt miền Nam
Nghe sao mà âu yếm
Giọng ngân dài lưu luyến
Cho lòng ta thương vương.

Ôi! Thương ai em thương thiệt là thương!
Em, cô gái Đồng Nai lòng cởi mở
Từ quen em, nắng vàng thêm rực rỡ
Dừa thêm xanh và vú sữa thêm ngon.

Lời em thơm như măng cụt no tròn
Giọng em ngọt như xoài vừa chín tới.
Những chữ ngân dài như gió thổi
Còn chữ C, G nghe đọc lỗi mà yêu.
Giọng TR trong trẻo đúng bao nhiêu!
Và anh nữa, ôi tiếng anh nũng nịu:
-Mong "ăn" mãi! Nhớ "ăn" hoài! "Ăn" có hiểu?
Em thương "ăn" quá xá là thương!
Lời em ngon như có mật có đường
Ta sung sướng gần em nghe giọng nói.

-Hãy nói nữa, nói nhiều đi em hỡi!
Qua không cần hiểu ý chỉ cần nghe
Giọng nói du dương, say đắm, đê mê,
Như nhạc sóng của Đồng Nai, sông Cửu.

Nhưng em bỗng ngừng im. Em nũng nịu:
-Nói đi "ăn," nghe giọng Bắc em thương!
Cầm tay em, say ngắm cặp môi hường
Lòng tràn ngập niềm mến thương đằm thắm.

Ôi! Nam Bắc đã xa nhau vạn dặm
Vẫn cùng chung tiếng mẹ, vẫn quê cha
Gặp nhau đây trong ánh nắng chan hòa
Hai giọng nói cùng đồng ca hợp tấu.

Hai huyết quản vẫn cùng chung dòng máu
Hai tâm hồn hòa hợp cảm thông nhau
Tiếng Việt miền Nam, giọng nói nhiệm màu
Có phép lạ khiến tình ta lưu luyến.

Em! Cô gái miền Nam ta thương mến
Muốn gần em, gần mãi để nghe em!


(mà nhiều người trong chúng ta cũng chưa đủ chú ý đến)

Các triều đại quân chủ trong lịch sử chúng ta, tỉ như các đời vua Đinh, vua Lý, vua Trần, vua Lê, vua Nguyễn, có bao giờ chúng ta gọi là ... nước Đinh, nước Lý, nước Trần, nước Lê, nước Nguyễn không? Không hề! 
Bên Tàu thì khác hoàn toàn. 
Chẳng hạn, trong thời Chiến quốc có 7 vương triều tranh nhau hùng cứ mỗi phương, đó là vua Tề, vua Sở, vua Yên, vua Hàn, vua Triệu, vua Ngụy, vua Tần - họ đều gọi là "nước" hết ráo: nước Tề, nước Sở, nước Yên, nước Hàn, nước Triệu, nước Ngụy, nước Tần. 

Đây là sự khác biệt, độc đáo hết sức của văn hóa Việt tộc khi đem đối chiếu với Hán tộc:

1) Văn hóa Tàu đồng nhứt vương triều với quốc gia, lấy danh xưng của triều đại trùm lên thay cho quốc hiệu (tên quốc gia). 

Thời Chiến quốc, lãnh thổ của vua Triệu gọi luôn là "nước Triệu". Rồi các đời nhà Hán, Đường, Tống, Minh... toàn đội vương triều lên đầu thay cho quốc hiệu, nào là "Đại Hán", "Đại Đường", nào là "Đại Tống", "Đại Minh"... 

Mỗi triều đại bên Tàu CHỈ LẤY MỘT danh xưng mà thôi (danh xưng của triều đại). 

[ Mãi tới thời hiện đại, bên Tàu mới có quốc hiệu thay cho danh xưng triều đại, gọi là: "Trung Hoa", hoặc là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoặc là Trung Hoa dân quốc. 
Nói nào ngay, hai chữ "Trung Hoa" cũng đã xuất hiện từ xưa, thường gặp hơn là "Trung Nguyên" và "Hoa Hạ" - nhưng chưa bao giờ "Trung Hoa" trở thành tên nước một cách chính thức, như nói trên, toàn tên triều đại: "Đại Minh", "Đại Thanh", "Đại Tống"... làm trùm phé ] 

2) Còn ở văn hóa Việt, dầu ngày xưa quyền bính tối thượng thuộc về vương triều, ưng "trảm" ai thì "trảm" đi nữa, nhưng KHÔNG lấy danh xưng của triều đại để biến thành tên nước, không đồng nhứt nhà vua với quốc gia! 

Nói cách khác, việc đặt quốc hiệu lên trên danh xưng triều đại là một "dấu chỉ" để chúng ta nhận biết đây là VĂN HÓA VIỆT! 

Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, chớ hề gọi "nước Đinh" mà đặt tên nước là: ĐẠI CỒ VIỆT. 
Rồi nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê... thay phiên nhau nắm quyền nhưng hết thảy cũng đều dùng quốc hiệu, đó là ĐẠI VIỆT. 

Vua Gia Long lập nên nhà Nguyễn, chớ hề gọi "nước Nguyễn" mà gọi tên nước là: VIỆT NAM.
Vua Minh Mạng cũng thuộc nhà Nguyễn, chớ hề gọi "nước Nguyễn" mà gọi tên nước là: ĐẠI NAM.
(theo Dụ của vua Minh Mạng, tên nước Đại Nam là gọi rút gọn cho Đại Việt Nam)

Mỗi triều đại bên Việt đều có HAI danh xưng (như danh xưng triều đại "nhà Nguyễn", đồng thời có danh xưng "VIỆT NAM" để làm quốc hiệu), trong khi mỗi triều đại bên Tàu chỉ dùng MỘT danh xưng (lấy danh xưng của triều đình mà thôi). 

Sự khác biệt độc đáo dẫn trên, tôi nghĩ, đây là biểu hiện của ý thức về lãnh thổ đã ăn sâu vô trong "huyết quản" VĂN HÓA VIỆT khiến bao đời tiền nhân TRƯỚC ĐÂY không dễ bị đồng hóa là vì vậy...

- Matthew NChuong -

Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.
Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập họp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín…
Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức...!           
Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh-Sài Gòn.
Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu....!
Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nhiệm vụ này được giao cho Phòng Hoạ Đồ. 
Sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông Ngô Văn Phát đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành toàn bộ danh sách tên các con đường và đã được chấp thuận trong sự nể phục...!
Các con đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang, mạch lạc với sự cân nhắc, đánh giá, bao gồm cả công trạng từng anh hùng, phù hợp với địa thế và các dinh thự đã có sẵn từ trước... Tác giả đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa có tình vừa có lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Phải là một con người có tâm, có tầm mới nghĩ ra và đặt tên cho hay, ý nghĩa, phù hợp với lòng người...!
-Đầu tiên là những con đường mang những lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng mơ ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
-Đường đi ngang qua Bộ Y Tế (xưa) thì có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
-Đường De Lattre De Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, vì đi ngang qua Pháp Đình. (Toà án xưa).
-Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh (Ủy ban Nhân dân Thành phố nay) đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị Anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của Ngài-Nguyễn Huệ.
-Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. 
-Đường Phan Thanh Giản nằm gần đường Phan Liêm, Phan Ngữ là hai người con Ông, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẩn tiết...!
-Ông Cao Thắng một chuyên gia làm súng chống Tây thì "được" ở gần 2 Nhà kháng chiến: Nguyễn Thiện Thuật và Phan Đình Phùng.
-Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công trạng dựng nước, giữ nước của các Ngài. 
-Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho vua Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn, được nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi. Như Quân và Thần xưa kia...!
-Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số người dân là người Hoa cư ngụ nên gắn liền với họ.
-Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, để ghi nhớ những chiến công, các trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13. 
-Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Đó là Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lý vì cả ba đều là văn thi sĩ nổi danh...
•Năm 1957, ông Ngô Văn Phát có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn. •Năm 1964 với chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). 
•Cùng năm này ở Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề "Nguyễn Du et La  Métrique Populaire" (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyên Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
•Những năm 1970, ông được mời thỉnh giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ngoài ra, hầu hết những con đường khác ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn đều do Ông và đồng sự đặt ra...
*TÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG Ở SÀI GÒN-GIA ĐỊNH VÀ CHỢ LỚN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975....
•Bùi Chu > Tôn Thất Tùng.
•Chi Lăng > Phan Đăng Lưu.
•Công Lý > Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
•Cộng Hòa > Nguyễn Văn Cừ.
•Cường Để > Tôn Đức Thắng.
•Duy Tân > Phạm Ngọc Thạch.
•Đoàn Thị Điểm > Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
•Đỗ Thành Nhân > Đoàn Văn Bơ.
•Đồn Đất > Thái Văn Lung.
•Đồng Khánh > Trần Hưng Đạo B.
•Gia Long > Lý Tự Trọng.
•Hiền Vương > Võ Thị Sáu.
•Hồng Thập Tự > trước là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nay là Nguyễn Thị Minh Khai.
•Huỳnh Quang Tiên > Hồ Hảo Hớn. 
•Lê Văn Duyệt (Gia Định) > Đinh Tiên Hoàng.
•Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) > Cách Mạng Tháng 8.
•Minh Mạng > Ngô Gia Tự.
•Ngô Tùng Châu > Nguyễn Văn Đậu.
•Ngô Tùng Châu (Sài Gòn)> Lê thị Riêng.
•Nguyễn Đình Chiểu > Trần Quốc Toản.
•Nguyễn Hoàng > Trần Phú.
•Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) > Thích Quảng Đức.
•Nguyễn Huỳnh Đức > Huỳnh Văn Bánh.
•Nguyễn Minh Chiếu > Nguyễn Trọng Tuyển.
•Nguyễn Phi > Lê Anh Xuân.
•Nguyễn Văn Học > Nơ Trang Long.
•Nguyễn Văn Thinh > Mạc Thị Bưởi
•Nguyễn Văn Thoại > Lý Thường Kiệt.
•Pétrus Ký > Lê Hồng Phong.
•Phạm Đăng Hưng > Mai Thị Lựu.
•Phan Đình Phùng > Nguyễn Đình Chiểu.
•Phan Thanh Giản > Điện Biên Phủ.
•Phan Văn Hùm > Nguyễn thị Nghĩa
•Phát Diệm > Trần Đình Xu.
•Sương Nguyệt Ánh > Sương Nguyệt Anh.
•Tạ Thu Thâu > Lưu Văn Lang.
•Thái Lập Thành (Phú Nhuận) > Phan Xích Long.
•Thái Lập Thành (Q1) > Đông Du.
•Thành Thái > An Dương Vương.
•Thiệu Trị > Nguyễn Văn Luông.
•Thoại Ngọc Hầu > Phạm Văn Hai.
•Thống Nhất > Lê Duẩn.
•Tổng Đốc Phương > Châu Văn Liêm.
•Trần Hoàng Quân > Nguyễn Chí Thanh.
•Trần Quốc Toản > 3 Tháng 2.
•Trần Quý Cáp > Võ Văn Tần
•Triệu Đà > Ngô Quyền.
•Trịnh Minh Thế > Nguyễn Tất Thành.
•Trương Công Định > Trương Định (cả Đoàn Thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
•Trương Tấn Bửu > Trần Huy Liệu
•Trương Minh Ký > Lê Văn Sĩ.
•Trương Minh Giảng > Trần Quốc Thảo.
•Tự Đức > Nguyễn Văn Thủ.
•Tự Do > Đồng Khởi.
•Võ Di Nguy (Phú Nhuận) > Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
•Võ Di Nguy (Sài Gòn) > Hồ Tùng Mậu.
•Võ Tánh (Phú Nhuận) > Hoàng Văn Thụ.
•Võ Tánh (Sài Gòn) > 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh.
•Yên Đổ > Lý Chính Thắng.
**Ông mất vào năm 1983 tại Sài Gòn hưởng thọ 73 tuổi...!
Một con người uyên bác, trí thông, học thức như ông vừa có Tâm, có Tầm, có Tài, có Đức đáng được người sau ngưỡng mộ và tri ân...!

- Đinh Trực sưu tầm -

Umbala Sài Gòn | Sưu tầm


1. À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn dò, ngăn cấm (không chơi nữa à nha)
2. Áo thun ba lá = Áo May Ô
3. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
4. Âm binh = phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách)
5. Bà chằn lữa = người dữ dằn (dữ như bà chằn)
6. Ba ke, Ba xạo
7. Bá Láp Bá Xàm
8. Bá chấy bù chét
9. Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa)
+ Bà quại = bà ngoại
10. Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường
11. Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng)
12. Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi
13. Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn
14. Bất thình lình = đột ngột
15. Bẹo = chưng ra (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa)
16. Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên
17. Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể
18. Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!)
19. Biết đâu nà, biết đâu nè = biết đâu đấy
20. Biệt tung biệt tích = không thấy hiện diện
21. Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo
22. Bình thủy = phích nước
23. Bình-dân = bình thường
24. Bo bo xì = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít)
25. Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn mình)
26. Bỏ thí = bỏ
27. Bùng binh = vòng xoay
28. Bội phần = gấp nhiều lần
29. Buồn xo = rất buồn ( làm gì mà coi cái mặt buồn xo dậy? )
30. Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?)
31. Cà chớn cà cháo = không ra gì
32. Cà chớn chống xâm lăng -Cù lần ra khói lửa.
33. Cà kê dê ngỗng = dài dòng.
34. Cà Na Xí Muội
+ Cà rá = chiếc nhẫn 
35. Cà nhỗng = rãnh rỗi không việc gì để làm (đi cà nhỗng tối ngày)
36. Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang
37. Cà rem = kem
38. Cà rịt cà tang = chậm chạp.
39. Cà tàng = bình thường, quê mùa,….
40. Cái thằng trời đánh thánh đâm
41. Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây
Coi được hông?
42. Cù lần, cù lần lữa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh … (thằng này cù lần quá!)
43. Cụng = chạm
44. Cứng đầu cứng cổ
45. Chà bá , tổ chảng, chà bá lữa = to lớn, bự
46. Chàng hãng chê hê = banh chân ra ngồi ( Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hãng chê hê hà, khép chưn lại cái coi! )
47. Cha chả = gần như từ cảm thán "trời ơi! " (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)
48. Chả = không ( Nói chả hiểu gì hết trơn hết trọi á ! )
+ Chả = thằng chả / thằng cha kia
49. Chậm lụt = chậm chạp, khờ
50. Chém vè (dè)= trốn
51. Chén = bát
52. Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên
53. Chết cha mày chưa! có chiện gì dậy? = một cách hỏi thăm xem ai đó có bị chuyện gì làm rắc rối không
54. Chì = giỏi (anh ấy học "chì" lắm đó).
55. Chiên = rán
56. Chịu = thích, ưa, đồng ý ( Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn)
57. Chỏ = xía, xen vào chuyện người khác
58. Chổ làm, Sở làm = hãng xưỡng, cơ quan công tác
59. Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt
60. Chùm hum = ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chổ không nhúc nhích, không quan tâm đến ai (có gì buồn hay sao mà ngồi chùm hum một chổ dậy? )
61. Chưn = chân
62. Chưng ra = trưng bày
63. Có chi hông? = có chuyện gì không?
64. Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ
Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)
65. Dấm da dấm dẵng
66. Dây = không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó
67. Dễ tào = dễ sợ
68. Dì ghẻ = mẹ kế
69. Dĩa = Đĩa
70. Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là "diễn" mới đúng)
71. Diễu dỡ = làm trò 
72. Dỏm (dởm), dỏm đời, dỏm thúi, đồ lô (sau 1975, khi hàng hóa bị làm giả nhiều, người mua hàng nhầm hàng giả thì gọi là hàng dởm, đồ "lô" từ chữ local=nội địa)
73. Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ "thúi' chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi)
74. Du ngoạn = tham quan
75. Dù = Ô
76. Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ "buồn" giọng miền nam đọc thành "buồng")
77. Dùng dằng = ương bướng
78. Dữ hôn và …dữ …hôn…= rất ( giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: "Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen", nhưng "mày muốn làm dữ phải hôn" thì lại có ý răn đe nặng hơn )
79. Dzìa, dề = về (thôi dzìa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói)
80. Dzừa dzừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá
81. Đá cá lăn dưa = lưu manh
82. Đa đi hia = đi chổ khác.
83. Đài phát thanh = đài tiếng nói
84. Đàng = đường
85. Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?)
86. Đen như chà dà (và) = đen thui, đen thùi lùi = rất là đen
+ Đền = bồi thường 
87. Đêm nay ai đưa em dìa = hôm nay về làm sao, khi nào mới về (một cách hỏi) – từ bài hát Đêm nay ai đưa em về của NA9
88. Đi bang bang = đi nghênh ngang
89. Đi cầu = đi đại tiện, đi nhà xí
90. Đó = đấy , nó nói đó = nó nói đấy
91. Đồ già dịch = chê người mất nết
92. Đồ mắc dịch = xấu nết tuy nhiên, đối với câu Mắc dịch hông 93. nè! có khi lại là câu nguýt – khi bị ai đó chòng ghẹo
94. Đờn = đàn
95. Đùm xe = Mai-ơ
96. Được hem (hôn/hơm) ? = được không ? chữ hông đọc trại thành hôn, hem hoặc hơm
97. Ghẹo, chòng ghẹo = chọc quê
98. Ghê = rất – hay ghê há tùy theo ngữ cảnh và âm điệu thì nó mang ý nghĩa là khen hoặc chê
99. Gớm ghiết = nhìn thấy ghê, không thích
100. Giục giặc, hục hặc = đang gây gổ, không thèm nói chuyện với nhau (hai đứa nó đang hục hặc! )
101. Hãng, Sở = công ty, xí nghiệp
102. Hay như = hoặc là
103. Hậu đậu = làm việc gì cũng không tới nơi tới chốn
Hết = chưa, hoặc chỉ nâng cao mức độ nhấn mạnh (chưa làm gì hết)
104. Hết trơn hết trọi = chẳng, không – "Hết Trọi" thường đi kèm thêm cuối câu để diễn tả mức độ (Ở nhà mà hổng dọn dẹp phụ tui gì hết trơn (hết trọi) á! )
105. Hồi nảo hồi nào = xưa ơi là xưa
106. Hổm rày, mấy rày = từ mấy ngày nay
107. Hổng có chi! = không sao đâu
108. Hổng chịu đâu
109. Hổng thích à nhen!
110. Hột = hạt (hột đậu đen, đỏ) miền nam ghép cả Trứng hột vịt thay vì chỉ nói Trứng vịt như người đàng ngoài
111. Hợp gu = cùng sở thích
112. Ì xèo = tùm lum, …
113. năn nỉ ỉ ôi
114. Kẻo = coi chừng
115. Kể cho nghe nè! = nói cho nghe
116. Kêu gì như kêu đò thủ thiêm = kêu lớn tiếng, kêu um trời,….
Lanh chanh
117. Làm (mần) cái con khỉ khô = không thèm làm
118. Làm (mần) dzậy coi được hông?
119. Làm dzậy coi có dễ ưa không? = một câu cảm thán tỏ ý không thích/thích tùy theo ngữ cảnh
120. Làm gì mà toành hoanh hết zậy
121. Làm nư = lì lợm
122. Làm um lên: làm lớn chuyện
123. Lặc lìa = muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu
124. Lần = tìm kiếm (biết đâu mà lần = biết tìm từ chổ nào)
125. Lần mò = tìm kiếm, cũng có nghĩa là làm chậm chạm (thằng tám nó lần mò cái gì trong đó dậy bây?)
126. Lắm à nhen = nhiều, rất (thường nằm ở cuối câu vd: thương lắm à nhen)
127. Lẹt đẹt = ở phía sau, thua kém ai ( đi lẹt đẹt! Lảm gì (làm cái gì) mà cứ lẹt đẹt hoài vậy)
128. Lao-tổn (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
129. Lao-cần (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
130. Lên hơi, lấy hơi lên = bực tức (Nghe ông nói tui muốn lên hơi (lấy hơi lên) rồi đó nha!
131. Liệu = tính toán
132. Liệu hồn = coi chừng
133. Lô = đồ giả, đồ dỡ, đồ xấu (gốc từ chữ local do một thời đồ trong nước sản xuất bị chê vì xài không tốt)
134. Lộn = nhầm (nói lộn nói lại)
135. Lộn xộn = làm rối
136. Lụi hụi = ???? (Lụi hụi một hồi cũng tới rồi nè!)
137. Lùm xùm = rối rắm,
138. Lụt đục = không hòa thuận (gia đình nó lụt đục quài)
139. Má = Mẹ
140. Ma lanh, Ma le
141. Mã tà = cảnh sát
142. Mari phông tên = con gái thành phố quê mùa
143. Mari sến = sến cải lương
144. Mát trời ông địa = thoải mái
145. Máy lạnh = máy điều hòa nhiệt độ
146. Mắc cười = buồn cười
147. Mắc dịch = Mất nết, không đàng hoàng, lẳng lơ, xỏ lá, bởn cợt.
148. Mặt chù ụ một đống, mặt chầm dầm
149. Mần ăn = làm ăn
150. Mần chi = làm gì
151. Mậy = mày ( thôi nghen mậy = đừng làm nữa)
152. Mét = mách
153. Miệt, mai, báo, tứ, nóc… chò = 1, 2, 3, 4, 5…. 10.
154. Mình ên = một mình (đi có mình ên, làm mình ên)
155. Mò mẫm rờ rẫm sờ sẩm (hài) = mò
156. Mồ tổ! = câu cảm thán
157. Mả = Mồ
158. Muỗng = Thìa, Môi
159. Mút mùa lệ thủy = mất tiêu
160. Nam Tàu Bắc Đẩu
161. Nào giờ = từ trước tới nay
162. Niềng xe = vành xe
163. Ngang Tàng = bất cần đời
164. Nghen, hén, hen, nhen
165. Ngoại quốc = nước ngoài
166. Ngon bà cố = thiệt là ngon
167. Ngộ = đẹp, lạ (cái này coi ngộ hén)
168. Ngồi chồm hỗm = ngồi co chân ….chỉ động tác co gập hai chân lại theo tư thế ngồi … Nhưng không có ghế hay vật tựa cho mông và lưng … (Chợ chồm hổm – chợ không có sạp)
169. Ngủ nghê
170. Nhan nhãn = thấy cái gì nhiều đằng trước mặt
171. Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! = đừng nhắc chuyện đó nữa, biết rồi đừng kể nữa – trích lời trong bài hát Ngày đó xa rồi
172. Nhậu = một cách gọi khi uống rượu, bia
173. Nhiều chiện = nhiều chuyện
174. Nhìn khó ưa quá (nha)= đôi khi là chê nhưng trong nhiều tình huống lại là khen đẹp nếu thêm chữ NHA phía sau
175. Nhóc, đầy nhóc : nhiều
176. Nhột = buồn
177. Nhựt = Nhật
178. Nón An toàn = Mũ Bảo hiểm
179. Ổng, Bả, Cổ, Chả = Ông, Bà, Cô, Cha ấy = ông đó ổng nói (ông ấy nói)
180. Phi cơ, máy bay = tàu bay
181. Quá cỡ thợ mộc…= làm quá,
182. Qua đây nói nghe nè! = kêu ai đó lại gần mình
183. Qua bên bển, vô trong trỏng, đi ra ngoải,
184. Quá xá = nhiều (dạo này kẹt chiện quá xá! )
185. Quá xá quà xa = quá nhiều
186. Quê một cục
187. Quê xệ
188. Rành = thành thạo, thông thạo, biết (tui hồng rành đường 189. này nhen, tui hổng rành (biết) nhen)
190. Rạp = nhà hát(rạp hát), dựng một cái mái che ngoài đường lộ hay trong sân nhà để cho khách ngồi cho mát (dựng rạp làm đám cưới)
191. Rân trời = um sùm
192. Rốp rẽng (miền Tây) = làm nhanh chóng
193. Rốt ráo (miền Tây) = làm nhanh chóng và có hiệu quả
194. Ruột xe = xăm
195. Sai bét bèng beng = rất sai, sai quá trời sai!
196. Sai đứt đuôi con nòng nọc = như Sai bét bèng beng
197. Sạp = quầy hàng
198. Sến = cải lương
200. Sến hồi xưa là người làm giúp việc trong nhà. Mary sến cũng có nghỉa là lèn xèn như ng chị hai đầy tớ trong nhà.
201. Sên xe = xích
202. Sếp phơ = Tài xế
203. Sườn xe = khung xe
204. Tà tà, tàn tàn, cà rịch cà tang = từ từ
205. Tàn mạt = nghèo rớt mùng tơi
206. Tàng tàng = bình dân
207. Tào lao, tào lao mía lao, tào lao chi địa, tào lao chi thiên,… 208. chuyện tầm xàm bá láp = vớ vẫn
209. Tàu hủ = đậu phụ
210. Tầm xàm bá láp
211. Tầy quầy, tùm lum tà la = bừa bãi
212. Té (gốc từ miền Trung)= Ngã
213. Tèn ten tén ten = chọc ai khi làm cái gì đó bị hư
214. Tía, Ba = Cha
215. Tiền lính tính liền, tiền làng tàn liền …!
216. Tòn teng = đong đưa, đu đưa
217. Tổ cha, thằng chết bầm
218. Tới = đến (người miền Nam và SG ít khi dùng chữ đến mà dùng chữ tới khi nói chuyện, đến thường chỉ dùng trong văn bản)
219. Tới chỉ = cuối
220. Tới đâu hay tới đó = chuyện đến rồi mới tính
221. Tui ưa dzụ (vụ) này rồi à nhen = tui thích việc này rồi ( trong đó tui = tôi )
222. Tui, qua = tôi
223. Tụm năm tụm ba = nhiều người họp lại bàn chuyện hay chơi trò gì đó
224. Tức cành hông = tức dữ lắm
225. Tháng mười mưa thúi đất
226. Thắng = phanh
227. Thằng cha mày, ông nội cha mày = một cách nói yêu với 228. người dưới tùy theo cách lên xuống và kéo dài âm, có thể ra nghĩa khác cũng có thể là một câu thóa mạ
228. Thấy ghét, nhìn ghét ghê = có thể là một câu khen tặng tùy 229. ngữ cảnh và âm điệu của người nói
230. Thấy gớm = thấy ghê, tởm (cách nói giọng miền Nam hơi kéo dài chữ thấy và luyến ở chữ Thấy, "Thấy mà gớm" âm mà bị câm)
231. Thèo lẽo = mách lẽo ( Con nhỏ đó chuyên thèo lẽo chuyện của mầy cho Cô nghe đó! )
232. Thềm ba, hàng ba
233. Thí = cho không, miễn phí, bỏ ( thôi thí cho nó đi!)
234. Thí dụ = ví dụ
235. Thiệt hôn? = thật không?
236. Thọc cù lét, chọc cù lét = ??? làm cho ai đó bị nhột
237. Thôi đi má, thôi đi mẹ! = bảo ai đừng làm điều gì đó
238. Thôi hén!
239. Thơm = dứa, khóm
230. Thúi = hôi thối,
231. Thưa rĩnh thưa rãng = lưa thưa lác đác
232. Trà = Chè
233. Trăm phần trăm = cạn chén- (có thể gốc từ bài hát Một trăm em ơi – uống bia cạn ly là 100%)
234. Trển = trên ấy (lên trên Saigon mua đi , ở trển có bán đồ nhiều lắm)
235. Trực thăng = máy bay lên thẳng
236. Um xùm
237. Ứa gan
238. Ứa gan = chướng mắt
239. Vè xe = chắn bùn xe
240. Vỏ xe = lốp
241. Xả láng, sáng về sớm,
242. Xà lỏn, quần cụt = quần đùi
243. Xài = dùng, sử dụng
244. Xảnh xẹ, Xí xọn = xảnh xẹ = làm điệu
245. Xe cam nhông = xe tải
246. Xe hơi = Ô tô con
247. Xe nhà binh = xe quân đội
248. Xe đò = xe chở khách, tương tự như xe buýt nhưng tuyến xe chạy xa hơn ngoài phạm vi nội đô (Xe đò lục tỉnh)
249. Xe Honda = xe gắn máy ( có một thời gian người miền Nam quen gọi đi xe Honda tức là đi xe gắn máy – Ê! mầy tính đi xe honda hay đi xe đạp dậy?)
250. Xẹp lép = lép xẹp, trống rổng ( Bụng xẹp lép – đói bụng chưa có ăn gì hết)
251. Xẹt qua = ghé ngang qua nơi nào một chút (tao xẹt qua nhà thằng Tám cái đã nghen – có thể gốc từ sét đánh chớp xẹt xẹt nhanh)
252. Xẹt ra – Xẹt vô = đi ra đi vào rất nhanh
253. Xí = hổng dám đâu/nguýt dài (cảm thán khi bị chọc ghẹo)
254. Xí xa xí xầm, xì xà xì xầm, xì xầm= nói to nhỏ
255. Xía = chen vô (Xí! cứ xía dô chiện tui hoài nghen! )
256. Xiên lá cành xiên qua cành lá = câu châm chọc mang ý nghĩa ai đó đang xỏ xiên mình ???? (gốc từ bài hát Tình anh lính chiến- Xuyên lá cành trăng lên lều vải)
257. Xiết = nổi ( chịu hết xiết = chịu hổng nổi = không chịu được)
258. Xỏ lá ba que = giống như chém dè (vè), tuy nhiên có ý khác là cảnh báo đừng có xen vào chuyện của ai đó trong câu: "đừng có xỏ lá ba que nhe mậy"
259. Xỏ xiên = đâm thọt, đâm bị thóc chọc bị gạo,… (ăn nói xỏ xiên)
260. Xưa rồi diễm = chuyện ai cũng biết rồi (gốc từ tựa bài hát Diễm xưa )

Ảnh: Phụ nữ Saigon 1920
Nguồn: Nam Kỳ

Umbala Sài Gòn | Sưu tầm

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.