Qua những bài viết, lợi nói và quan điểm về sáng tạo bạn tin rằng bạn đã thực sự hiểu sáng tạo là gì, tuy nhiên theo Scott Berkun, tác giả cuốn sách The Myths of Innovation (tạm dịch: Những hiểu lầm về sáng tạo) cho rằng vẫn có những điều chúng ta đang lầm tưởng về sự sáng tạo. Dưới đây là một vài quan điểm của ông trong một bài phỏng vấn ngắn.
Sáng tạo là bẩm sinh hay được rèn giũa?
Câu trả lời là cả hai. Lấy nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart làm ví dụ. Đúng là ông có khả năng thiên bẩm về soạn và cảm thụ âm nhạc nhưng Mozart còn được sinh ra ở một đất nước được xem là cái nôi âm nhạc thế giới, có người cha là giáo viên dạy nhạc và bị bắt luyện tập 4 tiếng mỗi ngày trước khi vào học mẫu giáo.
Tôi đã nghiên cứu về rất nhiều thiên tài và nhà sáng tạo và tôi luôn tìm thấy rất nhiều nhân tố, một số trong khả năng kiểm soát của họ, một số không và điều đó giúp họ có thể đạt được thành tựu.
Thử thách khó khăn nhất mà một người sáng tạo phải đối mặt là gì?
Điều này phụ thuộc vào mỗi nhà sáng tạo nhưng khó khăn thường thấy nhất là làm cách nào để thuyết phục phần còn lại của thế giới về ý tưởng của họ. Tìm sự hỗ trợ, dù là tình cảm, tài chính hay trí tuệ cho một ý tưởng lớn là rất khó và phụ thuộc vào những kỹ năng chẳng liên quan đến sáng tạo hay tài năng. Đó chính là sát thủ đối với rất nhiều người: Họ dành nhiều thời gian để thuyết trình, thuyết phục người khác hơn là để sáng tạo và họ thường không có kỹ năng cũng như sự kiên trì để làm việc đó.
Câu trả lời là cả hai. Lấy nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart làm ví dụ. Đúng là ông có khả năng thiên bẩm về soạn và cảm thụ âm nhạc nhưng Mozart còn được sinh ra ở một đất nước được xem là cái nôi âm nhạc thế giới, có người cha là giáo viên dạy nhạc và bị bắt luyện tập 4 tiếng mỗi ngày trước khi vào học mẫu giáo.
Tôi đã nghiên cứu về rất nhiều thiên tài và nhà sáng tạo và tôi luôn tìm thấy rất nhiều nhân tố, một số trong khả năng kiểm soát của họ, một số không và điều đó giúp họ có thể đạt được thành tựu.
Thử thách khó khăn nhất mà một người sáng tạo phải đối mặt là gì?
Điều này phụ thuộc vào mỗi nhà sáng tạo nhưng khó khăn thường thấy nhất là làm cách nào để thuyết phục phần còn lại của thế giới về ý tưởng của họ. Tìm sự hỗ trợ, dù là tình cảm, tài chính hay trí tuệ cho một ý tưởng lớn là rất khó và phụ thuộc vào những kỹ năng chẳng liên quan đến sáng tạo hay tài năng. Đó chính là sát thủ đối với rất nhiều người: Họ dành nhiều thời gian để thuyết trình, thuyết phục người khác hơn là để sáng tạo và họ thường không có kỹ năng cũng như sự kiên trì để làm việc đó.
Người phát minh và sáng chế lấy ý tưởng ở đâu?
Tôi dạy một khóa kỹ năng tư duy sáng tạo ở đại học Washington và cơ sở chính đó là các ý tưởng là sự kết hợp của những ý tưởng khác. Những người đạt được danh hiệu “sáng tạo” chỉ là những người có nhiều dạng kết hợp và sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng đó. Vấn đề ở đây là hầu hết các trường học và tổ chức đều đào tạo chúng ta bỏ những thói quen này.
Tại sao những người sáng tạo lại hay phải đối mặt với sự phủ nhận và từ chối?
Đó là bản chất con người- tự bảo vệ mình trước những thay đổi. Chúng ta thich nghĩ rằng mình đã là người cấp tiến, nhưng mọi làn sóng sáng tạo đều chậm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta được nghe kể. Điện thoại, điện tín, máy tinh cá nhân và internet, tất cả đều mất nhiều thập kỷ để phát triển từ ý tưởng thành những thứ bình thường mà con người vẫn thường sử dụng. Ở góc độ sinh thái, con người bị đe dọa bởi những thay đổi và phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục họ thay đổi hành vi hoặc từ bỏ tiền bạc.
Tại sao những ý tưởng tốt nhất lại không thắng?
Lý do duy nhất là không tồn tại những ý tưởng tốt nhất. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận của bạn, có những ý tưởng hoặc những lựa chọn tốt nhất cho một vấn đề cụ thể. Tôi dám chắc rằng những người làm ra máy điện tín không cho rằng điện thoại là một ý tưởng hay nhưng chính điện thoại đã đặt dấu chấm hết cho nghề nghiệp của họ. Có rất nhiều câu chuyện về sự phát triển sai lệch về nhận thức tính tự cao tự đại: Điều một số người cho là con đường đúng đắn- thường là con đường có lợi nhất cho họ- không phải con đường đúng đắn cho người khác.
Người trẻ sáng tạo hơn hay người già sáng tạo hơn? Hay đơn giản tuổi tác không phải là một nhân tố?
Sáng tạo là một công việc khó khăn và càng nhiều tuổi, bạn càng nhận ra đúng như vậy. Lời giải thích này phù hợp nhất tuy nhiên không thể nói sáng tạo là đặc quyền của riêng tuổi trẻ. Tuy nhiên thái độ sẵn sàng chịu đựng tất cả những căng thẳng và thách thức của việc đưa ra một ý tưởng đến với thế giới lại giảm dần theo thời gian.
Với người lớn tuổi, họ hiểu hơn về cái giá phải trả từ kinh nghiệm cuộc sống. Người trẻ không biết ở đó có điều gì đáng sợ, có sự thôi thúc mãnh liệt chứng tỏ bản thân và có ít vướng bận hơn như con cái, gánh nặng tài chính. Những nhân tố này giúp thử những điều điên khùng trở nên dễ dàng hơn đối với họ.
Lý do duy nhất là không tồn tại những ý tưởng tốt nhất. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận của bạn, có những ý tưởng hoặc những lựa chọn tốt nhất cho một vấn đề cụ thể. Tôi dám chắc rằng những người làm ra máy điện tín không cho rằng điện thoại là một ý tưởng hay nhưng chính điện thoại đã đặt dấu chấm hết cho nghề nghiệp của họ. Có rất nhiều câu chuyện về sự phát triển sai lệch về nhận thức tính tự cao tự đại: Điều một số người cho là con đường đúng đắn- thường là con đường có lợi nhất cho họ- không phải con đường đúng đắn cho người khác.
Người trẻ sáng tạo hơn hay người già sáng tạo hơn? Hay đơn giản tuổi tác không phải là một nhân tố?
Sáng tạo là một công việc khó khăn và càng nhiều tuổi, bạn càng nhận ra đúng như vậy. Lời giải thích này phù hợp nhất tuy nhiên không thể nói sáng tạo là đặc quyền của riêng tuổi trẻ. Tuy nhiên thái độ sẵn sàng chịu đựng tất cả những căng thẳng và thách thức của việc đưa ra một ý tưởng đến với thế giới lại giảm dần theo thời gian.
Với người lớn tuổi, họ hiểu hơn về cái giá phải trả từ kinh nghiệm cuộc sống. Người trẻ không biết ở đó có điều gì đáng sợ, có sự thôi thúc mãnh liệt chứng tỏ bản thân và có ít vướng bận hơn như con cái, gánh nặng tài chính. Những nhân tố này giúp thử những điều điên khùng trở nên dễ dàng hơn đối với họ.