1. Science (khoa học)
Xưa, marketing chỉ dựa vào "trực giác" và nghiên cứu trên một số nhóm khách hàng lẻ tẻ. Nay, doanh nghiệp nào cũng đề cao tính chính xác trong việc tính toán "điểm ra quyết định" của khách hàng. Và big data (dữ liệu lớn) đã làm nên sự thay đổi này.
Muốn có dữ liệu lớn thì phải có khảo sát rộng. Một công ty tiêu dùng đang cần ra quyết định cho sản phẩm, họ bèn thực hiện nghiên cứu khách hàng bằng khảo sát online trên quy mô lớn: 10.000 người tham gia trong một tháng. Nhờ có khảo sát mà công ty biết mình và khách hàng đang suy nghĩ khác nhau thế nào, nhân tố nào tác động lên quyết định của khách hàng. Thông tin, kiến giải từ cuộc khảo sát lớn ấy được dùng để thay đổi chiến lược thương hiệu, thiết kế kiểu dáng sản phẩm và cả chiến dịch marketing, có thể đem về cho công ty thêm hàng tỷ đô lợi nhuận.
Nhờ công nghệ mới trong marketing, các công ty quyết định chính xác hơn. Ví dụ, dữ liệu cho thấy nhóm du khách mang lại lợi nhuận đang rút ngắn thời gian thuê phòng vào cuối tuần, khách sạn có thể đưa ra các chương trình đặc biệt, ví dụ như cho phép check-out muộn hơn, nâng cấp phòng ốc để giữ khách.
Marketing càng vận dụng một cách khoa học, có hệ thống thì các CMO và lãnh đạo cấp cao càng cần kỹ năng phân tích để đọc hiểu dữ liệu toàn diện. Có lẽ thời đại này cần dành chỗ cho một vị trí mới mang tên giám đốc công nghệ marketing, vừa thạo công nghệ vừa thuần marketing.
Xưa, marketing chỉ dựa vào "trực giác" và nghiên cứu trên một số nhóm khách hàng lẻ tẻ. Nay, doanh nghiệp nào cũng đề cao tính chính xác trong việc tính toán "điểm ra quyết định" của khách hàng. Và big data (dữ liệu lớn) đã làm nên sự thay đổi này.
Muốn có dữ liệu lớn thì phải có khảo sát rộng. Một công ty tiêu dùng đang cần ra quyết định cho sản phẩm, họ bèn thực hiện nghiên cứu khách hàng bằng khảo sát online trên quy mô lớn: 10.000 người tham gia trong một tháng. Nhờ có khảo sát mà công ty biết mình và khách hàng đang suy nghĩ khác nhau thế nào, nhân tố nào tác động lên quyết định của khách hàng. Thông tin, kiến giải từ cuộc khảo sát lớn ấy được dùng để thay đổi chiến lược thương hiệu, thiết kế kiểu dáng sản phẩm và cả chiến dịch marketing, có thể đem về cho công ty thêm hàng tỷ đô lợi nhuận.
Nhờ công nghệ mới trong marketing, các công ty quyết định chính xác hơn. Ví dụ, dữ liệu cho thấy nhóm du khách mang lại lợi nhuận đang rút ngắn thời gian thuê phòng vào cuối tuần, khách sạn có thể đưa ra các chương trình đặc biệt, ví dụ như cho phép check-out muộn hơn, nâng cấp phòng ốc để giữ khách.
Marketing càng vận dụng một cách khoa học, có hệ thống thì các CMO và lãnh đạo cấp cao càng cần kỹ năng phân tích để đọc hiểu dữ liệu toàn diện. Có lẽ thời đại này cần dành chỗ cho một vị trí mới mang tên giám đốc công nghệ marketing, vừa thạo công nghệ vừa thuần marketing.
2. Substance (giá trị)
Công nghệ marketing càng tiên tiến thì càng giúp doanh nghiệp định hình giá trị, nhất là trong mảng trải nghiệm khách hàng, cung cấp lợi ích tiêu dùng và thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Được trang bị đầy đủ thông tin về khách hàng và quan hệ với khách hàng, CMO có thể nỗ lực khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm.
Ví dụ: Amazon và nhiều doanh nghiệp điện tử khác đang mạnh tay yêu cầu các cửa hàng truyền thống tân trang chuỗi cung ứng, bổ sung hàng nhanh hơn, chuyển phát trong ngày mau chóng hơn. Ngoài ra, các cửa hàng còn phải "gài" thông điệp quảng cáo, thúc đẩy khách hàng tới tận nơi mua sắm vào đơn hàng online.
Marketing cho công ty thấy tầm quan trọng của các sáng kiến chăm sóc khách hàng và tính nhất quán, ổn định trong trải nghiệm của khách, từ đó giúp công ty đi lên. Ví dụ như chương trình "Mercedes me" của hãng ô tô Mercedes. Ứng dụng này trang bị cho khách hàng chức năng đặt hẹn tự động, tài chính cá nhân, truy cập dữ liệu bảo hành từ bộ chẩn đoán tự động, thậm chí sử dụng cả dịch vụ taxi và chia sẻ ô tô nữa.
Sức mạnh của các công cụ số hóa và công nghệ hiện đại không chỉ giúp marketing có một vị trí quan trọng mà còn có cơ hội gây tác động tức thì.
Công nghệ marketing càng tiên tiến thì càng giúp doanh nghiệp định hình giá trị, nhất là trong mảng trải nghiệm khách hàng, cung cấp lợi ích tiêu dùng và thúc đẩy phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Được trang bị đầy đủ thông tin về khách hàng và quan hệ với khách hàng, CMO có thể nỗ lực khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm.
Ví dụ: Amazon và nhiều doanh nghiệp điện tử khác đang mạnh tay yêu cầu các cửa hàng truyền thống tân trang chuỗi cung ứng, bổ sung hàng nhanh hơn, chuyển phát trong ngày mau chóng hơn. Ngoài ra, các cửa hàng còn phải "gài" thông điệp quảng cáo, thúc đẩy khách hàng tới tận nơi mua sắm vào đơn hàng online.
Marketing cho công ty thấy tầm quan trọng của các sáng kiến chăm sóc khách hàng và tính nhất quán, ổn định trong trải nghiệm của khách, từ đó giúp công ty đi lên. Ví dụ như chương trình "Mercedes me" của hãng ô tô Mercedes. Ứng dụng này trang bị cho khách hàng chức năng đặt hẹn tự động, tài chính cá nhân, truy cập dữ liệu bảo hành từ bộ chẩn đoán tự động, thậm chí sử dụng cả dịch vụ taxi và chia sẻ ô tô nữa.
Sức mạnh của các công cụ số hóa và công nghệ hiện đại không chỉ giúp marketing có một vị trí quan trọng mà còn có cơ hội gây tác động tức thì.
3. Story (truyện kể)
Đúng là nhờ công nghệ mà marketing vươn lên tầm cao mới, nhưng những câu chuyện kể vẫn không hề mất đi tầm quan trọng vốn có. Nhưng trong thời đại số hóa, thiết bị di động trở thành công cụ giao tiếp chính, do đó cách kể chuyện cũng phải khác.
Chính vì thế, marketing ngày nay đang trong cơn khát sáng tạo, không phải ai cũng khéo léo được như đoạn quảng cáo "Con gái Sophie yêu dấu" (Dear Sophie) của Google, đây đúng là ví dụ của nghệ thuật trong thời hiện đại. Nội dung kể về một người cha viết thư cho cô con gái từ lúc mới sinh cho tới lúc lớn. Nhờ Google, Gmail, Youtube... anh ta lưu giữ hình ảnh của Sophie trong từng giai đoạn để rồi một ngày nào đó sẽ gửi cho cô bé. Đoạn quảng cáo này thể hiện vai trò hữu hiệu của Google trong việc làm cầu nối con người với con người.
4. Speed (tốc độ)
Trong nền kinh tế số hóa ngày nay, dân làm marketing phải "chạy" liên tục. Sở thích của khách hàng, mức độ sôi động của thị trường cũng như vòng đời sản phẩm thay đổi chóng mặt. Sự gấp gáp này đòi hỏi họ phải nhanh nhạy theo kiểu mới, đồng thời trang bị thêm kỹ năng quản lý và tổ chức.
Làm sao để đạt được tốc độ? Điều này tùy vào từng công ty, từng ngành.
Hãy ngó sang Nestle, phòng marketing của công ty thành lập các đội xúc tiến kỹ thuật số. Các chuyên gia này tập huấn kỹ năng cần có để làm marketing số hóa và social-media có hiệu quả cho các đơn vị, từ cấp độ quốc gia cho tới địa phương.
Còn ở Google, thời gian thai nghén sản phẩm mới liên tục được rút ngắn. Các nhà marketing đưa ra sản phẩm mới cho khách hàng, đồng thời thu thập thông tin, kiến giải về sản phẩm. Đội marketing bắt tay chặt chẽ với bên phát triển sản phẩm, đóng góp những gì mình biết về nhu cầu khách hàng. Nhờ đó sản phẩm được xây dựng từ cái nhìn của khách hàng lẫn đội ngũ kỹ thuật, đây là yếu tố then chốt trong việc đẩy mạnh tốc độ hình thành sản phẩm.
5. Simplicity (đơn giản)
Phức tạp hóa là kẻ thù của tốc độ, đây cũng là lý do vì sao nhiều nhà marketing hàng đầu tái tổ chức đội ngũ của mình. Khi một công ty mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, lập thêm kênh phân phối..., lắm thứ "canh hẹ" được sinh ra. Nhưng tất cả đều xử lý được.
Ví dụ, một công ty viễn thông đang cần phát triển một dịch vụ khách hàng hạng ưu, CEO trước đó đã quyết đây là chiến lược cần được ưu tiên. Nhưng cơ cấu đơn vị tổng đài lại khá cồng kềnh, lấn đường. CEO liền tạo ra một đơn vị mới, phối hợp giữa tổng đài và nhóm chăm sóc khách hàng social-media mới lập. Trưởng nhóm báo cáo trực tiếp với CEO. Được tiếp cận gần hơn với cấp cao công ty, nhóm mới sẽ phối hợp nhịp nhàng với toàn bộ. Cách này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng.
Nhiều nhà marketing tiêu dùng áp dụng công nghệ để đơn giản hóa vấn đề. Họ dùng social-media nội bộ để khuyến khích phát kiến và chia sẻ ý tưởng, từ đó đẩy mạnh tốc độ giải quyết vấn đề trong công ty.
Nếu bạn muốn biết liệu mình có cần vận dụng bộ 5 chìa khóa trên, hãy tự trả lời năm câu hỏi dưới đây:
1. Doanh nghiệp tôi có đang tận dụng công nghệ nghiên cứu và dữ liệu để tìm ra các phát hiện mới về khách hàng, hay chỉ đang mổ xẻ những nhận định, hiện tượng của ngày hôm qua?
2. Doanh nghiệp tôi có khai phá trọn vẹn sức mạnh của marketing để nâng cao sự ổn định của sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng, hay chỉ đang đâm đầu bán hàng với tư duy ăn theo.
3. Doanh nghiệp tôi có cốt truyện thương hiệu rõ ràng gây tiếng vang khắp mọi nơi không; hay chưa hề chiếm được trái tim và tâm trí của số đông khách hàng?
4. Doanh nghiệp tôi dang đơn giản hóa hay mọi thứ đang chằng chịt, hỗn độn?
5. Doanh nghiệp tôi đang phản ứng với thị trường nhanh hay chậm hơn đối thủ?
Phức tạp hóa là kẻ thù của tốc độ, đây cũng là lý do vì sao nhiều nhà marketing hàng đầu tái tổ chức đội ngũ của mình. Khi một công ty mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, lập thêm kênh phân phối..., lắm thứ "canh hẹ" được sinh ra. Nhưng tất cả đều xử lý được.
Ví dụ, một công ty viễn thông đang cần phát triển một dịch vụ khách hàng hạng ưu, CEO trước đó đã quyết đây là chiến lược cần được ưu tiên. Nhưng cơ cấu đơn vị tổng đài lại khá cồng kềnh, lấn đường. CEO liền tạo ra một đơn vị mới, phối hợp giữa tổng đài và nhóm chăm sóc khách hàng social-media mới lập. Trưởng nhóm báo cáo trực tiếp với CEO. Được tiếp cận gần hơn với cấp cao công ty, nhóm mới sẽ phối hợp nhịp nhàng với toàn bộ. Cách này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng.
Nhiều nhà marketing tiêu dùng áp dụng công nghệ để đơn giản hóa vấn đề. Họ dùng social-media nội bộ để khuyến khích phát kiến và chia sẻ ý tưởng, từ đó đẩy mạnh tốc độ giải quyết vấn đề trong công ty.
Nếu bạn muốn biết liệu mình có cần vận dụng bộ 5 chìa khóa trên, hãy tự trả lời năm câu hỏi dưới đây:
1. Doanh nghiệp tôi có đang tận dụng công nghệ nghiên cứu và dữ liệu để tìm ra các phát hiện mới về khách hàng, hay chỉ đang mổ xẻ những nhận định, hiện tượng của ngày hôm qua?
2. Doanh nghiệp tôi có khai phá trọn vẹn sức mạnh của marketing để nâng cao sự ổn định của sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng, hay chỉ đang đâm đầu bán hàng với tư duy ăn theo.
3. Doanh nghiệp tôi có cốt truyện thương hiệu rõ ràng gây tiếng vang khắp mọi nơi không; hay chưa hề chiếm được trái tim và tâm trí của số đông khách hàng?
4. Doanh nghiệp tôi dang đơn giản hóa hay mọi thứ đang chằng chịt, hỗn độn?
5. Doanh nghiệp tôi đang phản ứng với thị trường nhanh hay chậm hơn đối thủ?