Khi đi trên tuyến đường Hoàng Văn Thụ ở quận Tân Bình, tới ngả giao với đường Cộng Hoà, Trần Quốc Hoàn và Lê Văn Sỹ, ta sẽ gặp một cái bùng binh mà người dân Gia Định xưa thường gọi là vòng xoay Lăng Cha Cả.
Ở giữa vòng xoay là một quả địa cầu màu xanh được điểm vài chi tiết đỏ, với bán kính khoảng 2 mét. Ngoài ra còn có một cây cầu vượt ngay phía trên, giúp giảm bớt lưu lượng xe cộ giờ cao điểm.
Vậy tại sao lại có tên gọi Lăng Cha Cả khi ở đây không có cái Lăng nào?
Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị chính quyền mới sơn phủ lên che đi. Đường Duy Tân bị thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
Từ vùng đất phía tây đèo An Khê, 3 anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung) - Nguyễn Lữ đã xây dựng căn cứ, kêu gọi nông dân dấy binh khởi nghĩa chống lại Chúa Nguyễn ở Đàng Trong vào năm 1771. Căn cứ của nghĩa binh Tây Sơn đóng trên vùng Tây Sơn thượng đạo, hiện nay bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Kông Chro và Đăk Pơ, nơi có địa thế hiểm trở, đặc biệt có nguồn lâm sản, đất đai trù phú để nuôi binh, luyện võ. Nhà Tây Sơn tồn tại từ năm 1778-1802 đã chấm dứt sự chia cắt đất nước 200 năm thời Trịnh- Nguyễn phân tranh và tiến rất gần công cuộc thống nhất đất nước. Cùng với đó là những chiến thắng hiển hách đập tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm và Mãn Thanh, làm nên một chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập của dân tộc.
--------------------------------------
Nếu thấy video hay đừng quên nhấn nút LIKE, SUBSCRIBE và SHARE nhé.
▶️ Địa chỉ kênh: https://www.youtube.com/c/TungTăngKhắ...
▶️ Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ tới : dinhthanhtung0411@gmail.com.
Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các bạn.Xin cảm ơn !
Đầu hôm 18 tháng 5 năm Quý Tỵ, tức ngày 5 tháng 7 năm 1833, ngay lúc chạng vạng. Người dân xung quanh khu vực Bình Hòa xã bỗng nghe một tiếng hét như sấm vang, xuất phát từ Miếu Thượng Công. Một thế lực siêu nhiên nào đó đã thôi thúc tụi nhỏ trong xóm giựt mình dậy giữa đêm, lén lút cha mẹ tới Miếu Thượng Công để hóng chuyện. Tụi nhỏ độ 5 đứa chen chúc nhau, đứa này dậm lên chân đứa kia, cố bịt miệng để không phát ra tiếng, khi chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng, quá sức chịu đựng của những tâm hồn thơ dại. Hai hàng giáp sĩ đứng dàn đều từ phía trong từ đường ra ngoài khuôn viên mộ, lặng lẽ đứng im như những pho tượng sống. Họ khoát trên mình một bộ đồ trắng, trên đầu còn quấn khăn tang. Hai bên rìa mộ Thượng Công có cắm mỗi bên ba ngọn giáo, dưới mỗi lưỡi giáo lại buộc một đầu lâu người, có vẻ vừa bị chặt xuống không lâu, từng giọt máu vẫn còn rỉ tỏn tỏn xuống sân. Ngay trên mộ còn khoảng chục cái đầu lâu khác, một cảnh tượng chỉ có trong truyện kinh dị. Thậm chí còn có người đang quỳ sụp xuống, rồi lẩm nhẩm thứ văn tế gì đó bằng tiếng Hán. Cả đám sợ quá, phải chạy về nhà, đứa nào đứa nấy mặt mày xanh lét, nửa đêm nửa hôm, cha mẹ đứng chờ sẵn trước cửa, tụi nó 1 mạch đi thẳng vô nhà, ai hỏi gì cũng không trả lời. Sáng ra nghe người ta đồn rần rần ngoài chợ, đất bằng nổi sóng, bọn khởi Ngụy, mà dẫn đầu là Ngài Phó vệ úy Lê Văn Khôi, nửa đêm đã đột nhập vào nhà đám quan lại Gia Định, bắt từng người giải tới Miếu Ông Thượng, để làm lễ tế Ngài Thượng Công.
Đầu tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh, nhận lời mời của Quốc trưởng bảo Đại thành lập nội các mới và làm Thủ tướng, thay Hoàng thân Nguyễn Phước Bửu Lộc. Tham vọng chánh trị của ông thậm chí còn xa và nhiều hơn vậy. Ông muốn xây dựng một chánh thể Cộng Hòa ở miền Nam, do mình làm Tổng thống, loại trừ hoàn toàn tàn dư phong kiến, ảnh hưởng của Bảo Đại và khuynh hướng thân Pháp trên ít nhứt một nửa lãnh thổ Việt Nam.
Dù được người Mỹ ủng hộ, ông Diệm cũng không dễ vượt qua những rào cản nhiều mặt để đạt mục đích, nhứt là khi ông không hề có lấy một đơn vị quân đội nào hậu thuẫn. Quân đội Quốc gia Việt Nam vốn nằm trong quân đội Liên hiệp Pháp, được Pháp xây dựng và đào tạo, huấn luyện đương nhiên chỉ trung thành với Quốc trưởng, không ủng hộ tân Thủ tướng trước sau vẫn bộc lộ tinh thần chống Pháp. Quân đội các giáo phái (Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài...) vì các vấn đề sâu xa của địa phương miền Nam mà ra sức ngăn cản mục tiêu thống nhứt quân đội Quốc gia, xây dựng nền Cộng Hòa của Thủ tướng người gốc Bắc - Ngô Đình Diệm.