February 2016

Một trong những chủ đề thường nói đi nói lại không chán trong mọi cuộc hội thoại, là thời tiết. Nguyên nhân chính là vì nói chuyện về thời tiết thì bao giờ cũng dễ dàng và không sợ phạm vào quyền riêng tư cá nhân. Với người lạ, đó có thể là cách mở đầu tốt đẹp cho một cuộc gặp gỡ. Vì vậy hãy bỏ túi những câu hội thoại đơn giản liên quan tới thời tiết sau đây, nó sẽ giúp cho việc mở đầu câu chuyện của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều đấy.

Hỏi về thời tiết trong ngày (mở đầu cho câu chuyện):

- How's the weather? / What's the weather like today? (Thời tiết hôm nay thế nào nhỉ?)
- What's the temperature? (Nhiệt độ đang là bao nhiêu nhỉ?)
- Do you know what the weather will be like tomorrow? (Bạn có biết thời tiết sẽ thế nào vào ngày mai không?)
- Do you know if it's going to rain tomorrow? (Bạn có biết trời có mưa vào ngày mai không?)
- Did you see the weather forecast? (Anh đã xem dự báo thời tiết chưa?)



Trả lời:

- Today it is warm and sunny out. (Hôm nay trời ấm áp và có nắng)
- It's so cold out there! (Ngoài kia trời lạnh lắm!)
- The sun is very bright today, you might want to take sunglasses. (Mặt trời hôm nay thật rực rỡ, bạn sẽ muốn mang theo kính râm đấy.)
- It's not raining, but it is cloudy. (Trời không mưa nhưng nhiều mây).

Chúng ta thường dùng cấu trúc It is + adjective (tính từ) để mô tả thời tiết. Ví dụ:

- It is sunny today. (Hôm nay trời nắng)
- It's hot and humid today. (Hôm nay trời nóng và ẩm)
- It's a nice day today. (Hôm nay trời đẹp)


Chúng ta cũng có thể dùng cấu trúc It is + verb-ing (động từ thêm đuôi –ing) để nói về loại thời tiết đang diễn ra. Ví dụ:

- It's drizzling outside. (Ngoài trời đang mưa phùn)
- It's snowing. (Tuyết đang rơi)
- Take an umbrella, it's raining. (Mang theo ô đi, trời đang mưa đấy)

Khi mô tả thời tiết, khí hậu ở một nơi nào đó, chúng ta thường sử dụng những mẫu câu như ví dụ dưới đây:

-The weather in Lao is usually hot in the summer and mild in the winter. It never really gets that cold.
(Thời tiết ở Lào thường là nóng trong mùa hè và êm dịu vào mùa đông. Trời chưa bao giờ thực sự là lạnh cả.)
-The weather in Pusan is very similar to Seoul. The main difference is that Seoul gets a little more snow in the winter and a little hotter in the summer. This is primarily because Pusan is right next to the water.
(Thời tiết ở Pusan rất giống với Seoul. Sự khác biệt chính là Seoul có chút tuyết vào mùa đông và nóng hơn một chút vào mùa hè. Chủ yếu là vì Pusan nằm ngay bên cạnh biển. )



Bài viết này ra đời vào một ngày mùa đông lạnh giá ở Hà Nội (6 độ C), vì thế dưới đây sẽ là các từ liên quan tới thời tiết mùa đông mà bạn có thể dùng:

1. below freezing: nhiệt độ dưới 0 độ C (hoặc 32 độ F).
It's supposed to be below freezing today. I should wear my gloves.
(Có vẻ như hôm nay trời buốt giá đấy (dưới 0 độ C). Tôi nên đi găng tay vào.)

2. breeze (n): gió thổi rất nhẹ (breezy (adj))
Maybe you shouldn't wear a hat, it's breezy out today.
(Có lẽ bạn không cần đội mũ đâu, ngoài trời gió nhẹ lắm.)
3. chilly (adj): lạnh giá
I always wear a scarf when it's chilly.
(Tôi thường quàng khăn khi trời lạnh giá.)

4. drizzle - drizzling (v): mưa phùn, mưa lun phun
I don't think you'll need an umbrella, it's only drizzling.
(Tôi không nghĩ anh cần ô đâu, mưa lun phun ấy mà.)

5. overcast (adj): âm u
The sky is overcast this morning, but the sun is supposed to come out later.
(Sáng nay bầu trời âm u, nhưng có vẻ mặt trời sắp lên rồi.)

6. Sleet - sleeting (v): mưa tuyết

The rain was turning to sleet.
(Trời đang chuyển từ mưa sang mưa tuyết.)

7. Hail - hailing (v): mưa đá

It's hailing in Phu Tho today!
(Hôm nay có mưa đá ở Phú Thọ!)



Chú thích: SCN - Sau Công nguyên; TCN - Trước Công nguyên

Ngôn ngữ Anh thuộc về nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Những ngôn ngữ cùng nhóm có liên hệ mật thiết nhất với tiếng Anh là tiếng Scots và tiếng Frisian. Tiếng Frisian là ngôn ngữ được nói phổ biến bởi nửa triệu người Hà Lan sống tại Friesland, khu vực gần với nước Đức và bao gồm một vài đảo trên Biển Bắc (một vùng biển phía bắc Đại Tây Dương, giáp Na Uy và Đan Mạch về phía đông, Scotland và Anh về phía tây, Đức, Hà Lan, Bỉ và Pháp về phía nam.)

Lịch sử của tiếng Anh được chia ra làm 3 thời kỳ chính: tiếng Anh cổ; tiếng Anh trung đại và tiếng Anh hiện đại. Qua nhiều thế kỷ, tiếng Anh chịu những ảnh hưởng từ nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Tiếng Anh cổ (Old English, năm 450 - năm 1100 SCN)

Vào thế kỷ thứ V, 3 tộc người German là Saxon, Angle và Jute (thường được gọi chung là người Anglo – Saxon) từ Đan Mạch và vùng Tây Bắc nước Đức di cư sang quần đảo Anh. Ba tộc người này trở thành số đông, sự xâm chiến của họ khiến cho ngôn ngữ Celtic của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một ở Anh, Scotland, xứ Wales và Cornwall. Chỉ còn một nhóm di cư tới bờ biển Brittany của Pháp là con cháu của họ vẫn nói tiếng Celtic cho tới ngày nay.

Qua nhiều năm, tộc người Saxon, Angle và Jute đồng nhất sự khác biệt giữa thổ ngữ của họ, tạo thành một thứ ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là Tiếng Anh cổ hay tiếng Anglo-Saxon. Từ "English" bắt nguồn từ "Englisc" trong tiếng Anh cổ. "Englisc" có nguồn gốc từ cái tên "Angle" của người Angle. Từ Angle đặt tên theo Engle, vùng đất tổ của họ.

Hình 1. Bảng chữ cái Rune Anglo-Saxon. Tiếng Anh được viết lần đầu bằng bảng chữ cái này.

Trước khi tộc người Saxon di cư tới quần đảo Anh, ngôn ngữ Anh đã có sự pha trộn giữa tiếng La tinh và tiếng Celtic. Người La Mã tới vương quốc Anh ( 54 – 5 TCN), đem tiếng La Tinh du nhập vào Anh. Anh từng là một phần của đế chế La Mã trong suốt 400 năm. Nhiều từ đã không còn sử dụng trong thời hiện tại từng được những nhà buôn và binh sĩ La Mã trong thời kỳ đó sáng tạo ra như: win (wine – rượu), candel (candle –cây nến), weall (wall – bức tường).


Ngôn ngữ Celtic ảnh hưởng không nhiều tới tiếng Anh cổ. Rất ít từ Celtic còn tồn tại trong ngôn ngữ Anh tới bây giờ, nhưng nhiều địa danh và tên sông lại có bắt nguồn từ tiếng Celtic: Kent (một hạt nằm phía Đông nam của Anh), York (một thành phố ở North Yorkshire, Anh), Dover (một thị trấn ở Kent, Anh), Cumberland (một hạt nằm phía Tây Bắc của Anh), Thames (con sông ở phía Nam nước Anh), Avon (một hạt nằm phía Tây nước Anh), Trent (một ngôi làng nằm phía Tây Bắc hạt Dorset, Anh), Severn (con sông dài nhất của Anh).

Thánh Augustine đi truyền giáo tại Anh vào năm 597 cùng sự truyền bá Cơ Đốc Giáo vào nước Anh đã khiến cho nhiều từ La Tinh du nhập vào Anh trong thời kỳ này. Những từ này chủ yếu mô tả những người có địa vị cao trong nhà thờ, những lễ thờ phượng,… Các từ: church (nhà thờ), bishop (giám mục), baptism (lễ rửa tội), monk (thầy tu), eucharist (bánh Thánh) và presbyter (trưởng lão) đều có nguồn gốc từ tiếng La tinh.


Khoảng năm 878 SCN, người Vikings, một giống dân nói tiếng Na Uy cổ tiến hành xâm lược nước Anh. Tiếng Anh từ đó chịu ảnh hưởng từ tiếng Na Uy, đặc biệt ở vùng phía bắc nước Anh. Tiếng Na Uy cổ (Old Norse) của người Vikings có cùng nguồn gốc với tiếng Đức và tiếng Anh cổ.
Những từ dẫn xuất từ tiếng Na Uy bao gồm: sky (bầu trời), egg (quả trứng), cake (bánh ngọt), skin (da), leg (chân cẳng), window (wind eye – cửa sổ), husband (người chồng), fellow (anh chàng), skill (kỹ năng), anger (sự tức giận), flat (phẳng), odd (lẻ), ugly (xấu xí), get (lấy được), give (đem lại), take (nhận được), raise (tăng lên), call (gọi), die (chết), they (họ), their (của họ), them (họ - tân ngữ).
Một vài bản viết tay từ thời kỳ này còn lưu giữ cho đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là tác phẩm"Beowulf", hay còn gọi là "Sử thi Beowulf" với 3.183 dòng thơ. Các chuyên gia nhận định rằng "Beowulf" được viết tại Anh từ hơn 1000 năm trước. Không rõ ai là tác giả của thiên sử thi này.

Hình 2. Thông tin trong trang đầu tiên của bản viết tay "Sử thi Beowulf". Dòng này là "ofer hron rade", có nghĩa là "over the whale's road" ("qua con đường của cá voi", = sea: biển)

Tiếng Anh trung đại (Middle English, năm 1100 – khoảng năm 1500 SCN)

Sau khi William, Công tước vùng Normandy (được biết tới với tên gọi William the Conqueror hay William Nhà chinh phạt), xâm chiếm nước Anh vào năm 1066 SCN và trở thành vua nước Anh, ông đã đưa những nhà quý tộc thân cận với mình – những người nói tiếng Pháp – làm thành viên của triều đình do ông lập nên. Tiếng Pháp cổ (the Old French) khi đó là ngôn ngữ của tòa án, của chính quyền và của văn hóa. Chữ La tinh chủ yếu được sử dụng trong văn viết, đặc biệt với những tài liệu trong nhà thờ. Tiếng Anh bị đẩy xuống là ngôn ngữ tầm thường của hạng thứ dân.

Cho tới năm 1200, Anh và Pháp tách ra. Tiếng Anh thay đổi rất nhiều trong giai đoạn này, bởi trong suốt 300 năm ròng rã, nó chỉ được dùng trong văn nói thay vì văn viết. Tiếng Anh cổ được sử dụng trở lại, nhưng lúc này đã có ảnh hưởng nhiều từ tiếng Pháp. Tiếng Anh thời kỳ này gọi là tiếng Anh trung đại, trong từ điển ngày nay, đó là những từ thể hiện quyền lực như: crown (vương miện), castle (lâu đài), court (tòa án), parliament (nghị viện), army (quân đội), mansion (biệt thự), gown (áo choàng dự lễ), beauty (sắc đẹp), banquet (bữa tiệc), art (nghệ thuật), poet (nhà thơ), romance (sự lãng mạn), duke (công tước), servant (người phục dịch), peasant (tá điền), traitor (kẻ phản bội) và governor (thống đốc).

Do những người Anh (thuộc tầng lớp thấp hèn) phụ trách việc nấu ăn cho những nhà quý tộc Nooc-măng (Norman) nên tên gọi những con vật là từ tiếng Anh (ox – bò đực, cow – bò sữa, calf - bê, sheep – cừu, swine – lợn, deer – hươu, nai) trong khi từ chỉ các loại thịt có nguồn gốc từ tiếng Pháp (beef – thịt bò, veal – thịt bê, mutton – thịt cừu, pork – thịt lợn, bacon – thịt xông khói, venison – thịt hươu nai).
Tiếng Anh trung đại cũng được cho là khởi đầu của cuộc Đại biến đổi nguyên âm (the Great Vowel Shift). Mọi nguyên âm dài trong tiếng Anh đều bị thay đổi cách đọc trong thời gian này. Mỗi nguyên âm được phát âm từ một vị trí thì nay phát âm từ vị trí khác, cao hơn trong miệng. Cuộc Đại biến đổi này kéo dài từ thế kỷ XV cho tới XVIII.

"The Canterbury Tales"(Chuyện kể ở Canterbury) của tác giả Geoffrey Chaucer là tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ này. Những câu chuyện kể về một nhóm gồm 30 người hành hương tới Canterbury, Anh. Khung cảnh mà ông vẽ nên trong những câu chuyện giúp chúng ta hình dung được phần nào cuộc sống đã diễn ra vào thế kỷ XIV tại Anh. 

Hình 3. Một trang trong cuốn "Chuyện kể ở Canterbury" của tác giả Geoffrey Chaucer, xuất bản năm 1492.

Tiếng Anh hiện đại (Modern English, từ năm 1500 đến nay)

Tiếng Anh hiện đại ra đời sau khi William Caxton thiết lập máy in của mình tại tu viện Westminster vào năm 1476. Johann Gutenberg ở Đức là người đầu tiên phát minh ra máy in vào khoảng năm 1450, nhưng Caxton là người cho ra đời tờ báo in đầu tiên ở Anh. Kinh Thánh và những bản viết tay khác cũng dần được tạo thành bản in. Máy in ra đời tạo cơ hội cho nhiều người được tiếp xúc với sách. Sách ngày càng rẻ và ngày càng nhiều người học đọc. Nhờ kỹ thuật in, tiếng Anh cũng dần được chuẩn hóa trong thời gian này.

Cùng thời kỳ với sự ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng của William Shakespeare (1592 – 1616), tiếng Anh ngày càng gần với tiếng Anh hiện đại. Đầu thời kỳ này, có 3 mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của thế giới:Thời kỳ phục hưng, Cách mạng Công nghiệp và sự bành trướng của thực dân Anh.

Vào thời kỳ Phục hưng, hầu hết tiếng Hy Lạp và La Tinh du nhập vào Anh. Trong lịch sử văn hóa Anh, thời kỳ này (từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII) còn được gọi là "thời đại của Shakespeare" (the age of Shakespeare ) hay "kỷ nguyên Elizabethan" (the Elizabethan era), đặt theo tên nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ đó và vị nữ hoàng có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Anh quốc. Trong thời gian trị vì của nữ hoàng Elizabeth I diễn ra một sự bùng nổ về văn hóa. Điều này thể hiện qua sự phát triển của nghệ thuật, số lượng báo in cũng như những chuyến thám hiểm băng qua đại dương đều tăng lên đáng kể.

Anh là nơi khởi đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp (thế kỷ XVIII). Điều này đã tạo ra hiệu ứng cho sự phát triển ngôn ngữ: những từ mới được sáng tạo ra, từ cũ có sự biến đổi về ngữ nghĩa cho phù hợp với sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của công nghệ. Những từ mới thiên về kỹ thuật được thêm vào từ điển do các nhà sáng chế phát minh ra nhiều sản phẩm và máy móc đa dạng. Những từ này được đặt tên theo người đã phát minh ra nó hoặc công dụng của nó (trains – tàu hỏa, engine – động cơ, pulleys – ròng rọc, combustion – sự cháy, electricit – điện , telephone – điện thoại, telegraph – điện báo , camera – máy ảnh,…).

Nước Anh từng là một đế chế hùng mạnh trong vòng 200 năm, từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XX. Trong thời gian đó, ngôn ngữ Anh tiếp tục thay đổi khi Đế quốc Anh tiến hành những cuộc chinh phạt trên quy mô toàn cầu – qua Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Châu Á và Châu Phi. Đế quốc Anh đưa người Anh tới định cư tại các thuộc địa của họ. Những người ngoại quốc giao lưu với người bản xứ, từ đó những từ mới được thêm vào từ điển tiếng Anh. Ví dụ, 'kangaroo' (chuột túi) và 'boomerang' (bum-mê-răng) là từ của người Australia bản địa, trong khi 'juggernaut' (xe tải hạng nặng) và 'turban' (khăn xếp) bắt nguồn từ Ấn Độ. 

Hình 4. Xe Juggernaut tại tổ hợp đền thờ Ulsoor tại Bangalore, Ấn Độ, vào khoảng năm 1870, sử dụng cho việc thờ phụng thánh Jagannath. Từ juggernaut được đặt theo tên vị thánh này.

Tiếng Anh vẫn đang trong quá trình thay đổi và phát triển, với hàng trăm từ mới được bổ sung mỗi năm. Tuy vậy, dù vay mượn từ hàng loạt ngôn ngữ khác nhau trên thế giới – tiếng Anglo-Saxon vẫn nắm vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ Anh.

Nguồn: Studyenglishtoday.net

Dưới đây là những từ mà Internet không ngừng sử dụng trong năm 2015. Đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu được mọi người đang nói về cái gì trên mạng xã hội.

1. Squad

Năm 2015 là năm thành công rực rỡ của Taylor Swift, không chỉ bởi những bản Hit đình đám mà còn bởi nhóm bạn thân gồm những ca sĩ, diễn viên, người mẫu đắt giá hàng đầu thế giới và luôn được cánh nhà báo săn lùng. Cụm từ Taylor Swift's Squad liên tục xuất hiện trên những tờ báo lớn, khiến cho từ squad trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.


Định nghĩa: Một nhóm những người bạn thân thiết chơi với nhau.
VD: "While Taylor Swift's squad is pretty impressive, I much rather be a part of Jennifer Lawrence, Adele, and Emma Stone's exclusive squad."
(Nhóm bạn thân của Taylor Swift thực sự ấn tượng, nhưng tôi muốn là một phần trong nhóm riêng của Jennifer Lawrence và Emma Stone.)

2. AF
Định nghĩa: Cụm từ này được dùng để nhấn mạnh mức độ của cái gì đó, có thể dịch thành "rất, thực sự, cực kỳ". Đó là viết tắt của "as fuck".
VD: "Those Gucci loafers are as cool AF." (Giày lười của Gucci quá thời thượng!)


3. dadbod

Định nghĩa: Thân hình của người đàn ông tầm 30 tuổi hoặc hơn, trước đây đã từng rất săn chắc nhưng bắt đầu béo bụng vì uống nhiều bia. Tiếng Việt có từ "bụng bia" để chỉ điều này.
VD: "I had a crush on Chris Pratt before he lost weight for Guardians of the Galaxy and still had a dadbod."
(Tôi đã phải lòng Chris Pratt trước khi anh ấy giảm cân để đóng Vệ Binh dải Ngân Hà và vẫn còn có bụng bia.)



4. lit

Định nghĩa: Hoàn toàn rơi vào trạng thái say xỉn.
VD: "Jason was lit AF during the Alexander Wang after-party."
(Jason hoàn toàn say xỉn ở bữa tiệc sau show diễn của Alexander Wang).

5. no chill
Định nghĩa: Khi một người hành động một cách không có lý trí, vô lý.
VD: "That guy I met last night has no chill; he's been texting me all day."
(Anh chàng tôi gặp tối qua cứ như mất trí; anh ta nhắn tin cho tôi cả ngày.)

6. BBHMM
Định nghĩa: sử dụng khi một người nào đó không quản lý tốt tiền bạc của mình. Từ này bắt nguồn từ bài hát "Bitch Better Have My Money" của Rihanna.
VD: Jessica just paid half of what she owed for last night's dinner, after promising the rest is coming tomorrow. Seriously, BBHMM."
(Jessica mới trả một nửa phần của cô ấy cho bữa ăn tối qua, sau khi hứa rằng ngày mai sẽ trả nốt phần còn lại. Nghiêm túc nhé, quản lý tốt tiền bạc của mình đi.)



Nguồn: Vogue.

Albert Einstein là nhà đại thiên tài vật lý học người đứng. Ông được biết tới nhiều nhất với phương trình E = mc2.Các công trình của Einstein cũng được biết đến vì ảnh hưởng của chúng lên nền triết lý khoa học.

Và sau đây là những câu nói của ông đã làm cho hàng triệu người thay đổi cuộc đời:

1. "Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving."

Cuộc sống giống như lái một chiếc xe đạp. Để giữ thăng bằng thì phải luôn di chuyển



2. "The search for truth is more precious than its possession."

Quá trình kiếm tìm sự thật còn quí giá hơn việc sở hữu nó.

3. "Everything should be made as simple as possible, but not simpler."

Mọi thứ đều nên đơn giản, càng đơn giản càng tốt, nhưng không nên đơn giản hơn bản chất của nó.

4. "Anyone who has never made a mistake has never tried anything new."

Người chưa từng mắc lỗi lầm cũng là người chưa bao giờ thử làm việc gì mới mẻ cả.

5. "I have no special talents. I am only passionately curious."

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ biết tò mò một cách nhiệt huyết



6. "Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts."

Có rất ít người nhìn bằng đôi mắt và cảm nhận với trái tim của chính họ

7. "The important thing is not to stop questioning. Curiosity has its own reason for existing."

Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lí do tồn tại của riêng nó

8. "The value of a man resides in what he gives and not in what he is capable of receiving."

Giá trị của của con người nằm ở những thứ anh ta cho đi chứ không phải những thứ anh ta có thể nhận được

9. "Intellectuals solve problems; geniuses prevent them."

Người trí thức giải quyết những rắc rối; Bậc thiên tài ngăn chặn chúng

10. "A question that sometimes drives me hazy: am I or are the others crazy?"

Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: Tôi điên hay những người khác điên?



11. "Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is to not stop questioning."

Học từ quá khứ, sống vì hiện tại, hi vọng cho tương lai. Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi

Uber và Airbnb là những cái tên đã làm thay đổi gần như toàn bộ các mô hình kinh doanh cũ trong lĩnh vực vận tải, du lịch và bất động sản. Điều này mở ra một hy vọng rằng sớm hay muộn cũng sẽ có một công ty với những công nghệ và mô hình sáng tạo có thể thay đổi hoàn toàn ngành tài chính.



Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ cũng như xu hướng của người tiêu dùng đang là một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty đang gặp phải, dù họ hoạt động trong ngành nào đi chăng nữa. Điều này đặc biệt đúng với những công ty đã thành lập lâu năm, vì họ phải kết hợp các nội dung sáng tạo đổi mới với các nền tảng đang tồn tại để tạo ra lợi nhuận.

Một số lĩnh vực, mà điển hình là bán lẻ, đã có những tiến bộ rất lớn trong việc tận dụng những thay đổi này. Chúng ta đã được chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể của Amazon với sự biến đổi không ngừng nghỉ.

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, có sự cạnh tranh quyết liệt giữa một bên là những chuỗi khách sạn, nhà nghỉ truyền thống và một bên là sự ra đời của Airbnb.

Kinh doanh khách sạn vốn là lĩnh vực từng và luôn được thống trị bởi các ông lớn như Hilton hay Starwood. Tuy nhiên, Airbnb đang đem đến khá nhiều phiền toái cho các ông lớn này. Dù mới chỉ đang bắt đầu thâm nhập phân khúc nhà nghỉ, phòng trọ trung cấp trở xuống, Airbnb lại cực kỳ thành công. Chỉ với khoảng 600 nhân viên, nhưng trang web của họ lại có trên 1 triệu lượt đăng tải các bất động sản cho thuê, và với quy mô như vậy thì quy mô của Airbnb còn lớn hơn cả những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới hiện nay.

Tất nhiên, dịch vụ mà Airbnb cung cấp cho tới giờ vẫn khác xa so với những dịch vụ cao cấp, nhưng giả sử nếu Airbnb cũng cung cấp những dịch vụ như giúp việc, lau dọn phòng hay cung cấp cả thực phẩm cho những người thuê nhà, thuê phòng, công ty này hoàn toàn có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ truyền thống.Trước khi Airbnb phát triển tới mức này thì rất ít người có thể hình dung về một mô hình kinh doanh mang tính cách mạng đến như vậy.

Nhờ vào sự đổi mới công nghệ, cùng việc nắm bắt hành vi theo định hướng của phát triển sở thích của người tiêu dùng, chỉ trong 6 năm Airbnb đã phát triển thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ cho thuê phòng lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Airbnb làm được điều này mà không cần phải xây dựng hay phải quản lý bất cứ bất động sản nào. Theo báo cáo từ Airbnb, thì chỉ riêng trong quý II năm nay, đã có tới 17 triệu người sử dụng dịch vụ mà Airbnb cung cấp.

Trong khi đó, ngành tài chính vẫn đang ở giai đoạn rất sớm của quá trình chuyển đổi này. Những doanh nghiệp mới – với những công nghệ tiên tiến, cách làm cực kỳ mới mẻ vẫn đang cạnh tranh một cách khó khăn và quyết liệt với các công ty truyền thống trong lĩnh vực tài chính để có được một chỗ đứng đủ chắc cho riêng mình. Cho vay ngang hàng, hay còn có tên gọi khác là P2P (Peer-to-peer) chính là một trong những mô hình như vậy.

Là mạng lưới kết nối những người có nhu cầu vay tiền với người cho vay, mô hình cho vay P2P áp dụng những cách tiếp cận mang tính toàn diện và sâu rộng tới điều kiện tài chính của từng cá nhân một, đánh giá nhu cầu của người muốn cho vay và người đi vay để đưa hai nhóm đối tượng này đạt được những lợi ích chung tốt nhất, giảm thiểu chi phí đáng kể so với các nền tảng liên kết truyền thống tương tự trong lĩnh vực tài chính. Mức độ tín nhiệm và bảo hiểm rủi ro là những điểm yếu của mô hình này, nhưng giới phân tích tin tưởng rằng chúng sẽ hoàn toàn có thể được giải quyết trong tương lai không xa.

Sau khi bị lấn lướt, vượt mặt, các công ty lâu đời cũng đang bắt đầu tìm cách đối phó. Ra đời từ năm 1996, Expedia mới đây đã bỏ ra 4 tỷ USD để mua lại HomeAway – trang web cung cấp dịch vụ cho thuê nhà nghỉ du lịch - để cạnh tranh lại với Airbnb. Và một ông lớn khác là Priceline cũng không chịu đứng ngoài cuộc chiến này khi đang cố gắng nhảy vào cuộc chơi mô hình kinh doanh mới thông qua liên kết với trang Booking.com.

Đối với lĩnh vực tài chính, tương tác với nhau và kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại là bí quyết để cả hai bên có thể cùng nhau phát triển. Sự kết hợp càng trở nên quan trọng hơn khi đây là ngành đòi hỏi phải có sự đảm bảo rủi ro cao cho khách hàng chứ không đơn thuần chỉ là bán đứt một dịch vụ.

Sự giao thoa này có thể xảy ra theo ba cách: tự điều chỉnh, thích nghi, tận dụng, học hỏi điểm hay của nhau, phá vỡ những kiểu tư duy giáo điều, truyền thống vốn đang ngăn cản những suy nghĩ đột phá; các công ty truyền thống thâu tóm những công ty mới trong khi vẫn tôn trọng, giữ lại những tiến bộ, sáng tạo công nghệ mới; và cách khả thi nhất có lẽ là sẽ có sự hợp tác giữa những công ty truyền thống với các công ty công nghệ mới, để hướng tới mục đích chung là mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Người tiêu dùng có thể sẽ chưa thể cảm nhận rõ ràng tin vui mà những thay đổi này mang lại, nhưng cho dù trong bất cứ lĩnh vực nào, từ cho thuê bất động sản, bán lẻ, vận tải đến dịch vụ tài chính, thì sự kết hợp thông minh giữa sáng tạo và truyền thống sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những dịch vụ có chất lượng vượt trội và đặc biệt lại ở mức chi phí cực kỳ thấp.

Theo Thu Hằng
Trí thức trẻ/CafeF

Nhân viên ngân hàng sẽ phải lo lắng khi biết thông tin này
Đã đến lúc nhân viên ngân hàng cần ngồi lại suy nghĩ cho tương lai của mình



Trong khi các ngân hàng trên thế giới đang tập trung vào thu hút vốn, cho vay, đầu tư thì nhiều công ty công nghệ hay các startup đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tài chính qua mạng.

Khoảng 10% doanh thu của Starbucks đến từ thanh toán qua điện thoại và các dịch vụ trực tuyến. Hãng Amazon thì đang triển khai ứng dụng thanh toán qua di động còn Facebook hiện đã chấp nhận cho người sử dụng chuyển tiền qua ứng dụng Messenger.

Rõ ràng, nếu ngành ngân hàng không thay đổi trước những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Hãy tưởng tượng trong vài năm tới, các ngân hàng sẽ phải chạy đua để cạnh tranh với những doanh nghiệp...công nghệ. Nghe có vẻ điên rồ nhưng đây lại là một khả năng rất lớn.

Thẻ tín dụng sắp hết thời

Tác giả của cuốn sách "Ngân hàng điện tử - Digital bank", ông Chris Skinner dự đoán thẻ tín dụng sẽ biến mất trong 10 năm tới và bị thay thế bởi điện thoại di động và các chip thông minh gắn trên đồng hồ, quần áo hay thậm chí là da người.

Đi kèm với đó là nhiều nhân viên ngân hàng mảng thẻ tín dụng sẽ phải thất nghiệp trước những công nghệ mới.

Tại một số nước Châu Âu, người tiêu dùng đã có thể mua xăng bằng điện thoại di động. Người tiêu dùng thanh toán trực tuyến và thông báo vị trí trạm xăng, số lượng xăng mà không cần dùng thẻ.

Trong khi đó, nhiều dịch vụ như tàu điện, xe bus hay xem phim tại Phương Tây đang chuyển dần sang thanh toán trực tuyến. Thậm chí, người rút tiền hiện nay có thể dùng điện thoại với vi mã QR để quét và rút tiền từ ATM.

Ông Skinner dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi trước tiến bộ của công nghệ chip điện tử cũng như thanh toán trực tuyến, qua đó khiến lưu lượng tiền mặt sử dụng không vượt quá 30% tổng giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay những nước phát triển nhất cũng chưa thể hoàn toàn không sử dụng tiền mặt nên có lẽ tương lai này vẫn cần thời gian.

Hiện nay, khoảng 45% người tiêu dùng của 48 quốc gia phát triển cũng như mới nổi đang dùng điện thoại thông minh. Điều này đồng nghĩa rằng thanh toán trực tuyến sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong các giao dịch.



Chi nhánh ngân hàng trở thành... phòng trưng bày sản phẩm

Chức năng chính của các ngân hàng trong thế kỷ 20 là giao dịch tiền mặt, gửi tiền và rút tiền, nhưng điều này sẽ thay đổi trong thế kỷ 21 khi giao dịch trực tuyến bùng nổ và nhiều chi nhánh ngân hàng sẽ không còn thực sự cần thiết nữa.

Rõ ràng, khách hàng không muốn đứng xếp hàng chờ đợi trong khi họ có thể thực hiện giao dịch trực tuyến qua điện thoại hoặc máy tính. Trong tương lai, các chi nhánh ngân hàng sẽ trở thành phòng trưng bày sản phẩm. Tại đó, nhân viên sẽ hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng cũng như giới thiệu các sản phẩm mới.

Năm 2012, ngân hàng mBank tại Ba Lan thành lập với quy trình hoạt động trực tuyến. Khách hàng có thể thanh toán thông qua Facebook, các ứng dụng video hay nhiều công nghệ khác thay vì đến chi nhánh.

Ngân hàng này đã đóng cửa hầu như tất cả các chi nhánh và dùng chi phí duy trì hoạt động của những văn phòng này cho công nghệ mới. Khoảng 75% khách hàng hiện có của mBank đã chuyển sang dùng hệ thống dịch vụ công nghệ mới này một cách thuận lợi.

Tổ chức tài chính Atom của Anh cũng đã được cấp phép và đang chuẩn bị triển khai toàn diện hệ thống giao dịch trực tuyến qua di động và thiết bị điện tử. Khách hàng sẽ phải tải ứng dụng của Atom và đăng ký tài khoản qua mạng.

Ngân hàng kiêm... bán hàng

Ngành ngân hàng có một lợi thế vượt trội mà các công ty công nghệ như Google hay Facebook không có, đó là khả năng truy cập dữ liệu thẻ tín dụng. Với lợi thế này, nhiều ngân hàng có thể xâm nhập ngành thương mại điện tử dễ dàng hơn.

Những công ty bán lẻ và dịch vụ thường chỉ có thể dự đoán nhu cầu của khách hàng mà không biết chính xác họ đang làm gì hay muốn mua gì. Ví dụ một công ty bán đồ du lịch không biết khách hàng thành viên của mình vừa đặt vé đi Thái Lan để cháo bán sản phẩm, hay một cửa hàng kim cương không biết ngày sinh nhật của vợ khách quen để chào bán mặt hàng của mình.

Ngân hàng có hầu hết những thông tin đó khi họ quản lý dữ liệu thẻ tín dụng cũng như hoạt động giao dịch. Dù thông tin của khách hàng không được phép chia sẻ, nhưng ngân hàng có thể cộng tác bán hàng cho các doanh nghiệp trên.

Các công ty bán lẻ sẽ thông báo những sản phẩm mình có và để ngân hàng chào bán cho những đối tượng có nhu cầu. Hệ quả tất yếu là nhiều nhân viên ngân hàng có thể sẽ phải kiêm thêm nhiệm vụ bán sản phẩm.

Một trong những ngân hàng lớn nhất Đông Âu là Ukrainian PrivatBank đã thực hiện chiến lược trên.



Tư vấn tài chính ngân hàng bằng... Facebook

Công nghệ kỹ thuật có khả năng làm nhiều việc cho ngân hàng hơn con người. Theo ông Skinner, công nghệ cuối cùng cũng sẽ tự nhận dạng được khách hàng cũng như dự đoán các hành vi thông qua mạng xã hội hay các hoạt động khác.

Ví dụ, nếu khách hàng đăng lên Facebook rằng ước gì họ có thể đi đến một buổi hòa nhạc, hệ thống điện tử của ngân hàng sẽ tự động nhận diện đây là khách hàng và gửi mail đề nghị mua vé buổi hòa nhạc đó cho họ.

Một ví dụ khác, nếu khách hàng đăng lên Twitter rằng họ muốn mua một chiếc xe mới, hệ thống ngân hàng sẽ tự động nhận diện và gửi thông báo tư vấn rằng họ không nên mua bởi khách hàng này đã sử dụng thẻ tín dụng quá nhiều so với thu nhập thực.

Chắc chắn trong tương lai, công nghệ kỹ thuật có thể xác định và dự đoán được nhiều thông tin hơn về khách hàng và giúp từng người đưa ra những quyết định hợp lý. Kỹ thuật này có thể có chi phí thấp hơn so với thuê nhân viên, vì vậy nghề tư vấn tài chính của ngân hàng có lẽ sẽ gặp đe dọa lớn.

Mặc dù vậy, nghiên cứu của hãng EY về ngành ngân hàng toàn cầu năm 2014 cho thấy tỷ lệ phụ thuộc vào các chi nhánh cũng như nhân viên ngân hàng vẫn còn lớn. Vì vậy, trong ngắn hạn nghề ngân hàng có thể vẫn chưa thực sự suy giảm mạnh.

Hơn nữa, nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ sẽ chỉ nâng cao hiệu quả tiếp xúc khách hàng của các nhân viên cũng như khả năng tư vấn thay vì có thể thay thế hoàn toàn con người.



Cuộc cách mạng mới ngành ngân hàng

Hiện ngày càng nhiều ngân hàng sử dụng công nghệ điện toán đám mây và rất có thể loại kỹ thuật này sẽ làm thay đổi toàn ngành. Nguyên nhân là nhiều tổ chức tài chính hiện nay gia tăng sử dụng công nghệ và phát triển những trung tâm máy tính hiện đại không kém các công ty ngành công nghệ.



Vào năm 2013, ngân hàng Dutch Bank đồng ý sử dụng dịch vụ Amazon Web Services cho các dịch vụ trực tuyến ngân hàng. Hàng loạt những ngân hàng quốc tế lớn khác như Suncorp Bank, Bankinter cũng đã tham gia sử dụng điện toán đám mây.

Bên cạnh đó, với số lượng thông tin và dữ liệu ngày càng tăng, ngân hàng sẽ buộc phải tăng cường sử dụng công nghệ thay cho nhân lực để quản lý số liệu. Khảo sát của Accenture cho thấy hơn 75% các nhà quản lý ngân hàng nhận định số liệu khách hàng đang ngày càng tăng và hơn 72% cho rằng việc quản lý số liệu này là vô cùng thách thức.



Với xu thế này, liệu các ngân hàng có dần trở thành những công ty công nghệ có sự tự động hóa cao hay không?

Câu hỏi này khá khó để trả lời bởi ngành ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay và nhiều mảng kinh doanh vẫn không thể thiếu nhân lực.

Mới đây, khảo sát của EY năm 2014 cho thấy 72% số ngân hàng được hỏi đồng ý rằng các công nghệ xử lý dữ liệu, thông tin với lưu lượng lớn là vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn các vụ lừa đảo hay ăn cắp tiền của ngân hàng. Dẫu vậy, chỉ có 2% số ngân hàng cho biết họ đã sử dụng loại công nghệ này.



Trong khi đó, khảo sát của hãng Accenture cho thấy gần 88% các nhà quản lý ngành ngân hàng đồng ý rằng giới hạn định nghĩa lĩnh vực này sẽ dần bị xóa bỏ trước những tiến bộ của công nghệ. Ngoài ra, khoảng 86% các ngân hàng được khảo sát đang sử dụng công nghệ cảm biến để tương tác với khách hàng.

Rõ ràng, ngành ngân hàng đang đứng trước một cuộc cách mạng mới khi công nghệ có những tiến bộ vượt bậc và các khách hàng đã thay đổi thói quen tương tác tài chính.

Bên cạnh đó, dù chưa có câu trả lời chắc chắn nào về tương lai nghề ngân hàng, nhưng hàng loạt các ngân hàng lớn đã sa thải hàng nghìn nhân viên từ đầu năm đến nay và đang có kế hoạch cắt giảm tiếp trong năm sau.

Có lẽ, đã đến lúc các nhân viên ngân hàng cần ngồi lại và suy nghĩ cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Hoàng Nam | Trí thức trẻ
Tin thì tin không tin thì thôi.

Ở những nơi khác thì tôi không biết thế nào, nhưng ở Sài Gòn thì cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim của mỗi con người nơi đây.

Câu cửa miệng quen thuộc của dân Sài Gòn là: "Rảnh không, uống cà phê?"

Nghe như vậy là đủ hiểu. Cà phê đối với con người nơi đây không chỉ là một món giải khát, một món uống bình thường mà là một nếp sống, văn hóa. Loanh quanh ở Sài Gòn, ta rất dễ dàng bắt gặp cơ man những quán cà phê với đủ loại giá cả, từ 5-7 nghìn một ly cho tới trên 50 nghìn một ly, thậm chí có nơi bán một ly cà phê với giá cả trăm nghìn.

Tuy vậy, gắn bó nhất với người Sài Gòn, chắc chắn là cà phê "cóc". Sỡ dĩ Sài Gòn chuộng "cóc" như vậy, là vì ta có thể uống "cóc" ở bất cứ đâu, từ lề đường, bến xe đến tận… trong hẻm, thậm chí trong… sân chùa. Không rõ cà phê "cóc" xuất hiện đầu tiên vào thời điểm nào, nhưng qua những bức ảnh chụp Sài Gòn xưa có những xe nước giải khát (chắc là tiền thân của những quán "cóc" ngày nay) bán đầy xá xị Chương Dương, bia Con cọp, Coca Cola,…thì ta có thể chắc chắn một điều rằng các quán "cóc" đã xuất hiện ở Sài Gòn này ít nhất là trên 70 năm rồi.

Uống ở quán "cóc", thưởng thức cà phê chỉ là phụ, vì đâu phải ai cũng gọi cà phê. Cái chính là…tám. Đủ thứ chuyện trên đời. Từ những câu chuyện chứng khoán, kinh doanh của những gã mặc những bộ đồ lớn được may cắt khéo tay, đến những câu chuyện thời bão giá của những con người mưu sinh mà trên khuôn mặt in hằn vết cơ cực cùng đôi mắt trũng sâu. Cũng có những cô cậu sinh viên, cậu ấm cô chiêu hay dân tỉnh xa nhà, mải mê bàn chuyện học, chuyện chơi, nổi hứng thì lôi cây ghi-ta ra dạo vài bài rồi mọi người cùng hát thật vui vẻ. Thậm chí, ở các quán "cóc", ta còn bắt gặp được những câu chuyện… bàn đề, cá độ đá banh, đâm thuê chém mướn… của các tay giang hồ "gộc" với chi chít hình xăm trên người.

Chính vì cái sự "tám" đó mà uống cà phê ở Sài Gòn đem lại cho con người ta một cảm giác đồng điệu, bình đẳng rất… xã hội chủ nghĩa. Một tay Tổng Giám đốc ăn bận lịch sự tay đeo đồng hồ cực xịn vẫn có thể uống cùng bàn cà phê với một gã xe ôm ở đâu không biết. Không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Bước chân vào quán cà phê thì ai cũng như ai cả thôi. Có thể kiến thức tôi hạn hẹp, hoặc tôi thấy chưa đủ nhiều, biết chưa đủ rộng, nhưng tôi chỉ thấy được ở Sài Gòn mới có hình ảnh người ta đi hỏi người bàn bên rằng: "Cho tớ xin điếu thuốc đi bạn". Và rồi họ cười nói với nhau như thể đã quen nhau từ lâu lắm rồi.

Uống ở quán "cóc", chủ yếu là "đen đá". Và uống phải đắng mới đã, uống ngọt thì yếu rồi. Dân Sài Gòn kháo nhau rằng, chỉ những ai trải qua thăng trầm của cuộc đời, chứng kiến được những binh biến của lịch sử, những nỗi buồn của thời đại thì mới uống được cà phê "đen đá" đắng đúng điệu. Còn "nâu đá", người ta cho rằng chỉ dành cho giới sinh viên, cái tuổi phải thăng trầm với đủ thứ luận án, báo cáo dài thâu đêm nhưng vẫn còn chút mơ mộng nên cần thêm tí ngọt để thấy cuộc đời này vẫn còn tươi đẹp quá.

"Bạc xỉu" là từ Quảng Đông, có nguồn gốc từ người Hoa ở khu Sài Gòn – Chợ Lớn, sữa nhiều hơn cà phê, uống rất ngọt. Hồi xưa thì "Pạc sỉu" (nói theo giọng Quảng Đông) là món ăn sáng, dùng kèm với một cái "Pánh pao" (vẫn là giọng Quảng Đông). Ngày nay thì những người gọi "bạc xỉu" thường là những cô gái theo chân người yêu đến các quán "cóc" học uống cà phê.

Uống ở quán "cóc", chắc chắn không thể thiếu hai thứ dùng kèm: bình trà và vài điếu thuốc thơm. Trà cũng là loại thường, có khi là trà nước hai, nước ba, thậm chí… nước thứ n, ai mà biết. Nhưng mà để pha vào ly cà phê với chút cà phê còn sót lại thì đúng là ngon, ngon quá. Còn thuốc lá, đúng thật là thứ không thể thiếu trên bàn cà phê. Có người thích hút điếu "nguyên zin", tức là nguyên mẫu điếu thuốc thế nào thì hút thế ấy. Người thì chấm điếu thuốc vào ly cà phê, hoặc trà, để cho "tăng vị thơm". Còn có người thì khoái rút đầu lọc ra, hút "cho khoái". Cũng như vấn đề bình đẳng mà tôi đã đề cập ở trên, thuốc lá cũng là một yếu tố kéo mọi người gần nhau hơn. Anh là Tổng Giám đốc, anh thích hút Con mèo. Tôi là gã xe ôm, tôi cũng thích hút Con mèo. Vậy chúng ta có khác gì nhau?!

Về cách uống cà phê, thì quái lạ, dân Sài Gòn không có cách uống cà phê nào đặc trưng, hệt như cái xứ sở này. Đặc trưng của Sài Gòn chính là không cái đặc trưng nào cả. Vì Sài Gòn là nơi tập hợp của dân tứ xứ, dân nhập cư nên thật dễ hiểu khi nó có đủ diệu dàng để chiều lòng tất cả mọi loại người. Điều đó cũng ảnh hưởng đến cách uống cà phê của con người nơi đây. Các cô cậu thanh niên thì khoái tụ tập thành nhóm, hút cái "rột" ly cà phê và cười nói những câu chuyện không đầu không đuôi. Hoặc có những gã công chức, dù biết sẽ phải chạy trối chết để cho kịp giờ làm cũng ráng uống vội ly cà phê cho đỡ… ghiền, rồi sau đó nhanh chân để chen vào những ồn ào, vội vã của thời thế. Hay nếu để ý một chút, ta sẽ thấy những người vì khổ quá, buồn quá mà uống cà phê một mình. Những người ấy tôi vẫn hay gọi là "một cà (phê), một thuốc (lá), một bình trà". Rất lặng lẽ, họ kiếm tìm những góc khuất. Nhấp ngụm cà phê, súc miệng lại bằng một chút trà rồi kéo một hơi thuốc. Để quên đời…

Nói đến cà phê Sài Gòn mà không kể ra một vài quán cà phê đặc biệt ở đây thì đúng là thiếu sót. Ngày nay, nhu cầu thưởng thức toàn dân tăng cao, quán cà phê không chỉ là bán cà phê nữa, mà xuất hiện nhiều loại hình cà phê khác lạ, như "Cà phê Văn phòng", "Cà phê Sân vườn", "Cà phê Sách"… này nọ các thứ, nhưng vẫn không sao thay thế được vị trí của Cà phê "cóc". Có quán cà phê kia đặc biệt lắm, ở gần ngã tư Phú Nhuận khúc đường Phan Đình Phùng, mà dân tình quen miệng vẫn gọi là cà phê "Âm phủ". Bán đủ 365 ngày trong năm không nghỉ một ngày kể cả lễ, Tết, bán đủ 24 tiếng một ngày. Liên tục cứ như vậy chắc cũng đã hơn 70 năm rồi (theo lời người bán thì quán đã có từ thời Pháp còn chiếm đóng ở đây). Chính vì cái cách buôn bán lạ đời như vậy nên người dân mới gọi đây là cà phê "Âm phủ", vì chỉ có dưới âm phủ mới có kiểu giờ giấc ma quỷ như vậy.

Ngược dòng thời gian về lại Sài Gòn xưa, chắc hẳn trong kí ức của nhiều người vẫn còn vương vấn "Trục Café" Givral – La Pagode – Brodard danh tiếng xưa kia, là nơi gặp gỡ của rất nhiều ông nghị, văn nghệ sĩ, nhà báo… Đáng tiếc, ngày nay thì "Trục Café" đã không còn vì bị đập bỏ để dành đất cho các công trình làm đổi mới thành phố. Cũng có một chút cố gắng, nỗ lực để khôi phục lại hình ảnh của Café Givral, nhưng theo đánh giá của nhiều người Sài Gòn xưa, thì không đáng kể. Và hình ảnh những tay tình báo, săn tin ngồi trong không gian dày đặc khói thuốc ở "Trục Café" để trao đổi tin tức sẽ chỉ còn là một kỷ niệm đẹp về Sài Gòn của những năm tháng ấy.





Kỷ niệm rất đẹp không phải vì nó vui hay nó buồn, mà vì nó ra đi sẽ không bao giờ quay trở lại. Cà phê sẽ không bao giờ tách khỏi Sài Gòn, vì trên hết, tự nó đã là một nét văn hóa, là phong cách của con người nơi đây. Nó gắn liền với cuộc sống, ký ức của Sài Gòn. Nó là hiện tại của Sài Gòn. Nó còn là cái cớ để người ta nhớ nhau mà gặp mặt, là lý do hẹn hò của một cậu chàng nào đó, là nơi bàn công việc, là nơi tiếp đối tác, thậm chí là ký hợp đồng… Có thể nói, cà phê là khởi nguồn của mọi câu chuyện ở Sài Gòn. Cà phê chính là Sài Gòn.

(Theo Nguyễn Bảo – Mann Up)

Xuất hiện vào dịp cuối tuần, cuối tháng, chợ phiên ở Sài Gòn chủ yếu kinh doanh hàng thời trang, phụ kiện độc, lạ, hàng giảm giá… nên khá thu hút giới trẻ.

TP.HCM hiện có khoảng 10 chợ phiên được tổ chức định kỳ. Ngoài bán hàng độc, lạ, phần nhiều hàng được giảm giá 30-70%, nên còn gọi là chợ sale. Hàng hóa ở các chợ phiên này cũng na ná nhau, chủ yếu vẫn là hàng thời trang, song phiên chợ nào cũng thu hút khách. Nguyên nhân được lý giải là ở các chợ này, khách dễ tìm mua được những bộ quần áo, giày dép, phụ kiện độc, lạ, hàng giảm giá, hàng thủ công.

2Day sale



Tổ chức vào thứ 6 hàng tuần, chợ phiên 2Day Sale thu hút rất đông khách mua sắm.

2Days Sale trên đường Nguyễn Thái Bình quận 1 tập trung hơn 40 gian hàng gồm các cửa hàng, shop online và cả cá nhân tham gia cùng hàng nghìn sản phẩm, từ quần áo thời trang đến phụ kiện, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang trí, đồ lưu niệm… giá cả phù hợp túi tiền các bạn trẻ. Hàng ở 2Days Sale, theo nhiều bạn trẻ là cực "chất". Chịu khó lùng, các bạn sẽ có ngay sợi dây chuyền mặt đá không giống ai, hay chiếc túi kiểu cách, đôi giày cá tính…cũng có thể là chiếc vỏ điện thoại, quyển sổ tay hay chiếc vòng tay thủ công kiểu dáng độc mà giá chỉ vài chục ngàn đồng.

Vẫn theo hình thức bán hàng chợ trời, nhưng mô hình 2Days Sale có sáng tạo hơn, khi dời địa điểm vào trong nhà và thiết kế y hệt một cửa hàng thời trang, vừa có chỗ thử đồ, lại tránh được nỗi lo mưa nắng bất chợt ở Sài Gòn. Ngoài ra, tại chợ này định kỳ còn diễn ra ngày hội trao đổi đồ. Thỉnh thoảng lại có các chương trình giảm giá "đỉnh", nhiều sản phẩm thời trang chỉ còn 20.000 đồng – 150.000 đồng.

Chợ phiên Thanh Niên



Tại chợ phiên Thanh Niên có rất nhiều gian hàng ẩm thực, với món ăn đa dạng, từ dân dã miền sông nước Nam bộ đến các món ngon đặc sản vùng cao nguyên.

Chợ phiên Thanh Niên là tên gọi của chuỗi chợ do Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức định kỳ vào ngày thứ 7 đầu tiên hàng tháng, dành cho các bạn trẻ yêu thích kinh doanh và sáng tạo. Chợ không chỉ dành riêng cho giới trẻ TP.HCM mà thanh niên các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương… cũng tham gia kinh doanh, mua sắm, vui chơi.

Điều giúp chợ khác biệt với những "đồng môn" khác chính là sự tham gia của các nhãn hàng tại các phiên chợ. Điều này đồng nghĩa đây không chỉ là phiên chợ dành riêng cho bạn trẻ yêu thích kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo và cá tính, mà đó còn là kênh tiếp thị lý tưởng dành cho các nhãn hàng có đối tượng khách là học sinh – sinh viên. Ban tổ chức cũng thường bổ sung thêm các hoạt động vui chơi giải trí khác như: thi Karaoke Idol; các cuộc thi sáng tạo; giao lưu, tọa đàm về các chương trình khởi nghiệp…

"Tiểu thương" tham gia chợ này ngoài kinh doanh, mua bán hàng hóa còn có nhiều người chỉ trưng bày các sản phẩm do chính mình tạo nên. Song đây lại là cơ hội để hàng hóa của họ dễ tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Saigon Flea Market



Saigon Flea Market ở Hồ Bán Nguyệt tổ chức ở Phú Mỹ Hưng, quận 7 là phiên chợ mang phong cách "Tây" nhất tại Sài thành thu hút rất đông các bạn trẻ mua sắm, trao đổi hàng hóa.

Dân sành về chợ sale, mê săn các sản phẩm độc, lạ đã khá quen thuộc với chợ phiên mang phong cách Tây – Saigon Flea Market. Chợ phiên này diễn ra định kỳ 2 lần mỗi tháng vào ngày chủ nhật, tại khu Hồ Bán Nguyệt- Phú Mỹ Hưng quận 7. Mỗi phiên chợ có vài chục gian hàng bán quần áo thời trang, túi xách, mỹ phẩm, phụ kiện, hàng trang trí nội thất… Sản phẩm ở đây chủ yếu làm thủ công có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt không có hàng nhái, hàng giả, bởi người sáng lập đã đặt ra tiêu chí ngay từ đầu cho các thành viên tham gia.



Tiêu chí của chợ phiên Sài Gòn Flea Marketnày là không có hàng giả, hàng nhái. Khá nhiều sản phẩm tại đây là những mặt hàng handmade "độc" – "chất", có gu, do các bạn trẻ tự thiết kế.

Tại phiên chợ này có cả các bạn trẻ ở nhiều quốc gia khác là sinh viên, nhân viên đang học và làm việc tại TP.HCM tham gia bán hàng, nên sản phẩm cũng đa dạng. Hàng được bày bán tại Flea Market giao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn cho một món đồ xinh xắn, có gu và bắt kịp xu hướng.

Sài Gòn Flea Market là một trong những chợ phiên có mặt sớm nhất tại TP.HCM, và cũng là chợ phiên được đánh giá khá thành công hiện nay. Ngoài hàng hóa thông thường, chợ phiên này cũng là nơi trao đổi hàng đã qua sử dụng, từ hàng thời trang đến các vật dụng gia đình độc đáo, hàng trang trí nội thất… Khá nhiều sản phẩm độc, lạ đã tìm được chủ mới tại đây.

Hello Weekend Market

Hello Weekend Market là phiên chợ cuối tuần ra đời với ý tưởng nhằm "giải cứu tủ quần áo chớp nhoáng và ngẫu hứng của các cô gái". Tiêu chí hình thành là để các tín đồ thời trang, đặc biệt là các bạn nữ thỏa sức "vùng vẫy" trong chợ với các món đồ không đụng hàng. Hello Weekend Market không có nơi họp chợ cố định mà liên tục thay đổi địa điểm tổ chức với không gian, địa điểm tùy thuộc vào số lượng gian hàng đăng ký tham gia.

Cũng như Sài Gòn Flea Market, chợ phiên Hello Weekend Market không chỉ có hàng mới mà còn bán, trao đổi hàng đã qua sử dụng, hàng đã qua thanh lý của các shop. Nơi đây cũng là "thiên đường" của hàng phụ kiện hand-made cá tính, đồ trang trí nội thất…

Chợ Sale Hunter

Chợ Sale Hunter là phiên chợ đặc biệt được tổ chức theo mô hình garage sale dành riêng cho các bạn trẻ TP.HCM. Ở chợ này, tất cả các sản phẩm bán ra đều được cam kết giảm giá từ 10% đến 70%. Người mua có thể tìm thấy tất tần tật những gì cần, từ những món đồ "hot" mới nhất, những món đồ second hand đến những món phụ kiện handmade.



Vẽ Henna, thú tiêu khiển làm nhiều bạn trẻ mê mẩn là một trong những "món hàng" không thể thiếu ở chợ Sale Hunter.

Là khu chợ trời trong nhà, Sale Hunter còn được khá nhiều bạn trẻ yêu thích vì không gian mua sắm trốn nắng nóng. Vì khách hàng phần lớn là giới trẻ nên hàng hóa bán ở chợ này cũng tập trung vào thời trang, với quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện làm đẹp …. từ cũ đến mới.

Chợ Sale 4 Share

Cũng được tổ chức mỗi tháng một lần, chợ phiên Sale 4 Share thu hút đông khách hàng trẻ, và được coi là ngày hội thời trang quy mô nhất cho giới trẻ hiện nay, dù hàng hóa bán ở chợ cũng như cách tổ chức không khác mấy so với những chợ phiên khác. Các phiên chợ được tổ chức theo từng chủ đề thời trang nên sản phẩm bán tại chợ cũng chủ yếu là hàng thời trang, phần lớn là quần áo, phụ kiện, giày dép, mỹ phẩm và hàng lưu niệm, ăn uống,…với giá cả phù hợp với chi tiêu của khách hàng trẻ.

Ngoài mua sắm, điều khiến Sale 4 Share hút khách còn nhờ vào các gian hàng tư vấn làm đẹp. Chợ thường tổ chức tư vấn cho các bạn trẻ cách trang điểm, làm tóc, mix quần áo, phụ kiện hợp mốt, hay biến quần áo, giày dép cũ thành hàng không lỗi thời.

Hơn 300 năm trước Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định, tập hợp lưu dân khai khẩn vùng đất quạnh hiu, hoang vắng lập nên Sài Gòn ngày nay.

Sài Gòn trải qua hơn 300 năm lịch sử, khá trẻ so với nghìn năm văn hiến của dân tộc, song hiện là thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ mảnh đất đồng không mông quạnh xưa, TP HCM hiện có 10 triệu người, hàng loạt cao ốc và đường phố luôn tắc nghẽn bởi mật độ dân cư cao.

Người mang gươm mở cõi đặt nền móng cho sự định cư lâu dài của người Việt vào những ngày tháng 2, hình thành lên vùng đất trù phú bậc nhất từng được ví như Hòn ngọc Viễn Đông, là danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh. Ông tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, sinh năm 1650 ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay là huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật.

Chân dung danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: S.T

Thuộc dòng dõi con nhà tướng, tổ tiên là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc - người khai quốc công thần thời nhà Đinh - Nguyễn Hữu Cảnh cũng là cháu đời thứ 9 của Nguyễn Trãi - người khai quốc công thần nhà Lê. Sinh ra trong gia đình truyền thống, lớn lên ở thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh nên tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ.

Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Hữu Cảnh nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Ông theo cha chinh chiến khắp nơi, lập nhiều công lao nên Chúa Nguyễn phong cho chức Cai cơ. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh "Hắc Hổ". Lịch sử cũng ghi nhận ông từng nhiều lần đem quân dẹp nhà Chiêm Thành quấy nhiễu phương Nam.

Thời đó (thế kỷ XVII) vùng đất Nam Bộ vẫn hoang vu, như nhà truyền giáo Alexandre de Rhode mô tả là "quạnh hiu, hoang mạc" và "không có vật gì thuộc về sự sống". Còn trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn nói rằng: "Từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm".

Giống như toàn vùng Nam Bộ, Sài Gòn là nơi bôn tẩu, ẩn nấp của những phe phái thất thế, tranh giành quyền lực. Cư dân nhiều khu vực đến sinh sống tản mát hoặc là nơi lánh nạn.

Tháng 2 năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn tên Phúc Chu phong làm Kinh lược sứ lãnh thổ miền Đông. Vị thống soái lập ra phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long (xứ Đồng Nai, có dinh Trấn Biên) và Tân Bình (từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ, có dinh Phiên Trấn). Đây cũng là cột mốc được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn - TP HCM ngày nay.

Sau khi lập phủ, ông chiêu mộ lưu dân 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào khai khẩn đất hoang. Người Hoa (con dân nhà Minh) không quy phục nhà Thanh sang lánh nạn được chúa Nguyễn cho cư trú tại đây cũng góp phần gầy dựng Sài Gòn thuở ban sơ.

Đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai.


Về vấn đề này, trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức viết rằng, đầu thế kỷ 18, đất Gia Định rộng 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ (200.000 người). Cư dân đa số là người gốc Việt, số còn lại là người Hoa và Khmer sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rẫy.

Để quản lý đất đai và số nhân khẩu này, Nguyễn Hữu Cảnh đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục (chuyên quản lý về hành chính, thuế khóa); Lưu thủ (quân sự); Cai bộ phụ trách về công tác tư pháp. Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang.

Với những người Hoa rời bỏ quê hương sang lánh nạn, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Tên gọi Minh Hương cũng thành tên gọi chung cho người Hoa ở Sài Gòn từ thời điểm đó, họ xem mảnh đất này như quê hương mới. Người Minh Hương giỏi thương thuyền đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các khu mua bán sầm uất như Chợ Lớn ngày nay.

Để đảm bảo thương mại phát triển, giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông. Nguyễn Hữu Cảnh lấy khu chợ nổi Nhà Bè làm trung tâm giao dịch, thông thương với cù lao Phố (Đồng Nai), Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.

Tổ chức bộ máy chính quyền từ cấp dinh, trấn cho đến tận các thôn, xã dần được thống nhất. Nhà nước quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên. Sài Gòn - Gia Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất mới.

Sau khi gầy dựng và ổn định được vùng Sài Gòn - Gia Định, năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh được cử đem quân xuống ổn định khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi cư dân Việt ở đây thường xuyên bị cướp phá.

Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh bị nhiễm bệnh ở cù lao Sao Mộc (chợ Mới, An Giang), hai chân tê bại, ăn uống không được. Khi quân về đến Mỹ Tho thì ông mất. Nhân dân vùng đất mới khai phá từ người Việt đến Hoa, Chăm… đều nhớ ơn, lập đền thờ, bài vị nhiều nơi.


TP HCM khởi công xây đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: T.S

Đánh giá về công trạng Nguyễn Hữu Cảnh, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng cho rằng ông là người khai cơ, lần đầu bố trí hệ thống nhà nước trên đất Sài Gòn - Gia Định. "Dân lưu tán được thừa nhận là công dân của nước Việt, ruộng đất khai hoang được vào sổ bộ chính thức, dân chúng coi ông như người đại diện của tổ quốc. Việc Nguyễn Hữu Cảnh thực hiện là kết quả của nguyện vọng đã xuất hiện và nung nấu nhiều trăm năm”.Hiện, tên ông được đặt cho con đường dẫn vào trung tâm Sài Gòn.


Mới đây, UBND TP HCM khởi công xây dựng đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc (quận 9). Đền có diện tích hơn 7.400 m2, công trình gồm các hạng mục: khối đền chính, nhà điều hành, cổng tam quan, văn bia, hồ nước, giao thông nội bộ, kè bảo vệ... Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 82 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.


Phi Kim






Một thầy giáo trường Trung học ở Mỹ đã có một bài giảng tuyệt vời trong lớp học của ông về đặc quyền và động thái xã hội. Đầu tiên ông đưa cho mỗi học sinh một tờ giấy bỏ đi và yêu cầu họ vo viên lại.



Sau đó ông mang đến một cái thùng rác và đặt ở trước lớp ngay trên bục giảng.



Ông nói: "Trò chơi này rất đơn giản – tất cả các em là đại diện cho toàn bộ dân số của nước ta. Và mọi người trong đất nước này đều có cơ hội trở nên giàu có và bước chân vào giới thượng lưu." Rồi ông giải thích tiếp: "Để bước chân vào giới thượng lưu, các em chỉ cần ngồi tại bàn của mình và ném cục giấy vào trong thùng rác."



Ngay lập tức có tiếng phản đối ở phía cuối lớp học, "Thế này thì không công bằng!" Những học sinh ở cuối lớp học đương nhiên nhận thấy ngay rằng những bạn ngồi ở phía trước có cơ hội ném trúng tốt hơn rất nhiều.



Các học sinh trong lớp bắt đầu ném, và như đã dự đoán từ trước, phần lớn những học sinh ngồi ở các dãy phía trước đều ném trúng (không phải là tất cả), và chỉ một vài học sinh ngồi ở cuối lớp làm được điều đó.



Ông thầy giáo điềm tĩnh giảng giải, "Các em càng ngồi gần thùng rác, càng dễ ném trúng. Đây chính là đặc quyền mà các em có được. Các em có nhận thấy tại sao chỉ có những bạn ngồi ở cuối lớp kêu ca về bất công không?"



"Ngược lại, những bạn ngồi ở những dãy bàn phía trước lớp học lại gần như không nhận thấy, không bận tâm đặc quyền họ được hưởng ngay từ ban đầu. Tất cả những gì họ thấy chỉ là khoảng cách 3 mét từ họ đến mục tiêu phía trước, và họ chỉ quan tâm liệu cục giấy của họ đã rơi vào thùng rác hay chưa."



"Các em thấy đấy! Là học sinh các em được hưởng một nền giáo dục, công việc chính của các em là nhận thức được đặc quyền của mình. Và áp dụng đặc quyền đặc biệt được gọi là "giáo dục" này sao cho tốt nhất để đạt được những thành tựu vĩ đại, cũng như có cái nhìn bao dung hơn và giúp đỡ những người không may mắn bằng chính là những bạn ngồi ở các dãy bàn cuối lớp."

Sinh ra mỗi người có một xuất phát điểm không giống nhau, có người sinh ra đã nghèo khó, có người sinh ra đã giàu có. Đó là đặc quyền riêng họ được hưởng. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng cho tất cả mọi người. Có những người nghèo khó, nhưng do may mắn, do tài năng, hay do một hoàn cảnh đặc biệt nào đó họ được bước chân vào giới thượng lưu, cũng giống như những người ngồi ở cuối lớp vẫn ném trúng thùng rác.

Trong khi đó có những người có xuất phát điểm là có rất nhiều đặc quyền, nhưng ngay cả khi ngồi ở dãy bàn đầu họ vẫn ném ra ngoài. Mọi rủi ro trong cuộc sống có thể tước đi đặc quyền của các em bất kỳ lúc nào. Cuộc đời các em là do chính các em quyết định, các em phải "tự ném" các quyết định của mình khi các em đủ lớn để tự lập cuộc sống.

Blog Umbala | Sưu tầm

Trong nhiều năm, tôi ĐAU ĐẦU tìm các giải pháp PHÁT TRIỂN bản thân & cải thiện kỹ năng. Sau đó nhờ may mắn, tôi được biết Bí quyết 6 Cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Codex Leicester

Thiên tài trên nhiều lĩnh vực người Ý, Leonardo da Vinci có ghi chép tay trên 30 quyển, trong đó 1 quyển nổi tiếng nhất là "Codex Leicester" viết khoảng năm 1508 được Bill Gates mua lại giá 30,8 triệu $ vào năm 1994.

Cuốn sổ tay này có 72 trang, viết bằng kỹ thuật viết ngược – tức là phải dùng gương chiếu các trang viết mới đọc được.

Bill Gates mua 30,8 triệu $ năm 1994

Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin) và rất nhiều tỷ phú $ khác cũng đều sở hữu những quyển sổ tay của riêng mình.

Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin)

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn nguyên lý của 6 quyển sổ:

1) SỔ THÔNG THÁI:

Đôi khi 1 thông tin bạn đọc từ facebook, đọc từ 1 quyển sách, xem video, nghe audio hoặc do 1 người khác chia sẻ lại, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị … và quên dần dần.

Jim Rohn nói:

DON'T TRUST YOUR MEMORY ! (Đừng tin vào trí nhớ của bạn)

Vì thế khi nghe, xem, học, đọc, được chia sẻ hoặc bạn tự giác ngộ điều gì đó hay, hãy ghi chú và tóm tắt lại theo ý hiểu của bạn vào quyển sổ này.
LỢI ÍCH LÀ GÌ?

Sau 1 thời gian, bạn sẽ sở hữu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu hay ho mà chính bạn đọc lại cũng phải ngỡ ngàng – không thể tin được là do chính mình viết ra.

Không phải lúc nào não bộ cũng đạt tình trạng trí tuệ cao hoặc giác ngộ, khoảnh khắc đó thường trôi qua rất nhanh, nếu bạn không ghi chép, tổng hợp lại ngay khi xuất hiện ý tưởng, bạn sẽ nhanh chóng quên mất hoặc nhớ không chính xác.

Sai lầm là thường không tổng hợp & đúc kết kiến thức, biến của người khác thành của mình, nên hầu hết mọi người thường mau quên.

Mặt khác, nếu không đem vào ứng dụng ngay, họ không thể chuyển hóa từ BIẾT sangHIỂU.

Trong phật giáo có 3 phương cách để có được trí tuệ đó là : VĂN – TƯ – TU.

  • VĂN là học hỏi LÝ THUYẾT.
  • TƯ là TƯ DUY. Học hỏi là phải gạn lọc, suy nghĩ , không nên chỉ rập khuôn.
  • TU là THỰC HÀNH. Vận dụng lý thuyết vào thực tế và tự mình kiểm chứng lý thuyết.

Hiểu được 3 khái niệm này bạn có thể vận dụng trong rất nhiều trường hợp.

Ví dụ 1: Tự học

Một số người đọc sách – đó mới chỉ là Văn (lý thuyết). Nếu không suy nghĩ, thảo luận, đặt câu hỏi – tức là chưa có TƯ (tư duy). Có suy luận, suy nghĩ, nhưng chưa vận dụng – tức là chưa có TU (thực hành). Nếu bạn nghe 1 người thành công chia sẻ kinh nghiệm, tức là TU của người này trở thành VĂN của người kia. Bạn có đang tự soi lại mình và lên chiến lược phù hợp ko?

Ví dụ 2: Thực trạng việc đào tạo

Nhìn chung hiện nay, tỷ lệ VĂN (lý thuyết) quá nhiều. TƯ thì có 1 số nơi có. Còn TU (thực hành) còn hạn chế. Bạn có đang nghĩ đến thực trạng đào tạo từ tiểu học đến đại học nói chung ko?

Ví dụ 3: Vận dụng cho việc bạn đào tạo cho nhân viên, cho con cái, cho học viên, cho những người xung quanh.

Ưu tiên và chú trọng vào đâu, có đủ VĂN – TƯ – TU chưa? VĂN – TƯ – TU là con đường để đi đến GIÁC NGỘ! Sổ thông thái là bước đi đầu tiên trên hành trình đó.

2) SỔ MỤC TIÊU – Ý TƯỞNG & CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH:

Codex Leicester

Đây là quyển sổ bạn ghi các mục tiêu hàng tháng & hàng năm. Các chiến lược & kế hoạch mà bạn sẽ triển khai. Việc lập mục tiêu sẽ nằm ở 1 chuyên đề khác để bàn sâu hơn.

Về cơ bản, bạn ghi ra những điều mình MUỐN.

Có thể ở những lĩnh vực chính yếu như sau:

  1. Tài chính (Ví dụ : Số tiền kiếm được, thu nhập, tổng tài sản ….)
  2. Phát triển bản thân (Ví dụ : Học kỹ năng đàm phán, lãnh đạo, ngoại ngữ….)
  3. Sức khỏe (Ví dụ : Cân nặng, chiều cao, chơi môn thể thao…)
  4. Giải trí (Ví dụ : Đi du lịch….)
  5. Cống hiến (Ví dụ : Giúp ai đó, từ thiện, cho đi giá trị….)
  6. Mối quan hệ (Ví dụ : Lập gia đình, có con…)

ĐIỀU QUAN TRỌNG:

Đầu tháng bạn viết ra các mục tiêu.

Cuối tháng bạn xem lại mình làm được, hoàn thành bao nhiêu việc và ghi ở phần KẾT QUẢ.

SAI LẦM :

  1. Hầu hết mọi người không có mục tiêu
  2. Hoặc Không có mục tiêu đầy đủ: Ngắn hạn (tuần, tháng), trung hạn (1 năm), dài hạn (3-10 năm)
  3. Không tập trung hoàn thành mục tiêu
  4. Đặt những mục tiêu quá viển vông hoặc quá đơn giản.

Lợi ích QUYỂN SỔ là giúp bạn TẬP TRUNG hoàn thành mục tiêu & GIÁM SÁT chính mình. Mài giũa kỹ năng THIẾT LẬP MỤC TIÊU là 1 trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình ko hoàn thành MỤC TIÊU nào? (Bạn biết bằng mọi giá tháng sắp tới mình phải hoàn thành hoặc nên đặt mục tiêu vừa có tính thách thức, vừa có tính khả thi?)

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình hoàn thành 4/5 mục tiêu. Rất hài lòng và hào hứng cho tháng tiếp theo phải ko?

GHI NHỚ:

Không biết mình muốn gì thì sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn, và tiếp tục 1 cuộc đời "bèo dạt mây trôi"….

3) SỔ NHẬT KÝ THÀNH CÔNG:

Richard Branson rất chịu khó ghi chép

1 trong những cảm xúc tệ nhất của hầu hết mọi người đó là KHÔNG HÀI LÒNG.

Không hài lòng về bản thân, không hài lòng về hiện tại ….

Càng không hài lòng họ càng chán nản; suy nghĩ, hành động tiêu cực và càng thất bại.

Hãy để tôi chia sẻ cho bạn 1 bí mật:

Thành công hấp dẫn thành công

Sổ nhật ký thành công là quyển sổ 1-5 ngày bạn ghi lại 1 lần về những điều mình đã làm được, điều mình làm tốt hoặc chỉ đơn giản là 1 điều tích cực.

Ví dụ:

Ngày 10/02/2016

  1. Gặp được 1 người tên A, chia sẻ về …. Rất hay
  2. Giúp được 1 người B 1 việc nhỏ : …..
  3. Đọc được 1 quyển sách hay : …..
  4. Đi làm đúng giờ….
  5. Nảy sinh 1 ý tưởng có thể hay : …..
  6. Dậy sớm lúc …. để làm việc C

LƯU Ý:

Ghi thật vắn tắt chỉ 5-10 ý, mỗi ý 1 câu, ngắn gọn đừng ghi dài dòng như nhật ký (mặt dù tên quyển sổ là nhật ký thành công.)

TẠI SAO?

Vì làm như vậy ngày nào bạn cũng làm được, nếu bạn ghi nhật ký dài cả trang, ôi có lẽ sờ vào bạn sẽ phát ngán không muốn động bút cho lần tiếp theo. Có ngày bạn chỉ có 2-3 thành công hoặc việc hoàn thành nhỏ cũng được, hãy ghi lại.

TÁC DỤNG quyển sổ này là gì?

Khi bạn ghi ra những điều này, cảm xúc tích cực dâng lên trong bạn.

HÀI LÒNG VỀ BẢN THÂN!

Bạn có thể suy nghĩ, hôm nay hoặc vài ngày qua thật tuyệt vời, TIẾP TỤC THÔI.

Lâu lâu bạn đọc lại để nhớ về những KHOẢNH KHẮC CHIẾN THẮNG, thấy mình THẬT TUYỆT!

Và hãy nhớ :

DUY TRÌ CẢM XÚC TÍCH CỰC VỀ THÀNH CÔNG và
THÀNH CÔNG NHỎ SẼ THU HÚT THÀNH CÔNG LỚN!


4) SỔ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN:

Tỷ phú người Mexico Carlos Slim

Tỷ phú người Mexico Carlos Slim (thường nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới) không phải là người có trí nhớ siêu phàm, nhưng đến nay ông vẫn giữ những cuốn sổ ghi chép chi tiêu từ khi còn là một cậu bé được cha mẹ cho tiền tiêu vặt.

Sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng Carlos Slim đã được cha huấn luyện từ nhỏ về chi tiêu chặt chẽ và khôn ngoan trong vấn đề tài chính. Được biết, một trong những cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: "Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Hôm nay tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán".




Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần có quyển SỔ THU CHI.

Quyển sổ thường có 4 cột chính:

  1. Ngày tháng (hoặc số thứ tự)
  2. Công việc, nội dung
  3. Thu
  4. Chi

Đây là quyển sổ bạn thống kê lại các hoạt động thu chi cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.

Ví dụ :

  1. Mua đồ A – 250k (cột CHI)
  2. Trả tiền người B – 3 triệu (cột CHI)
  3. Thu 1 khoản tiền C – 10 triệu (cột THU)

Nếu có ai đó đã trả 1 khoản và còn nợ 1 khoản, bạn có thể dùng bút đỏ khoanh tròn….Hoặc khoanh tròn các chi phí cần kiểm tra, lưu ý thêm.

Tác dụng quyển sổ này là gì?

  1. Kiểm soát tài chính cá nhân
  2. Phát triển thói quen quản lý tiền bạc

Ví dụ:

Thỉnh thoảng bạn nhìn lại cột thu chi, có thể bạn thấy mình đang "chảy máu" với tốc độ không dừng được. Cũng có thể bạn kinh ngạc vì không ngờ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mình đã tiêu 1 khoản tiền khủng khiếp.

Cũng có thể bạn tự trách mình về 1 khoản chi mà đáng nhẽ bạn có thể kiểm soát, giảm bớt hoặc cắt hẳn nếu thông minh hơn. Có ngày bạn giật mình vì 1 khoản tiền mà bạn quên không đòi hoặc chưa giải quyết.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Sổ thu chi chỉ là 1 trong vài chục kỹ thuật quản lý tiền bạc.

SỰ THẬT:

6 cái lọ quản lý tiền (T.Harv Eker đào tạo) được ca ngợi là phương pháp quản lý tiền hay nhất thế giới – cũng hay nhưng thực ra là hoàn toàn không đủ để bạn quản lý tiền!

Bạn cần hiểu biết nhiều hơn thế rất nhiều.

Ghi nhớ:

Hãy kiểm soát con quỷ chi tiêu trong bạn và rèn luyện thói quen kỷ luật.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay với SỔ THU CHI CÁ NHÂN.

5) SỔ QUAN HỆ:

Bill Clinton khi đã trở thành tổng thống

Năm 1968, Bill Clinton đang học đại học Oxford, ông gặp 1 sinh viên sau đại học tên Stamps tại 1 buổi tiệc. Bill lấy ra 1 quyển sổ ghi chép màu đen và hỏi:

  • Anh đang làm gì tại Oxford?
  • Tôi đang học tại Pembroke nhờ học bổng Fulbright

Bill ghi chú Pembroke vào sổ và tiếp tục hỏi về trường và ngành mà Stamps đã tốt nghiệp cử nhân. Stamps ngạc nhiên hỏi:

  • Bill, sao anh phải viết hết mọi thứ ra giấy vậy?
  • "Tôi sẽ chuyển sang làm chính trị, tôi sẽ tranh cử thống đốc bang, tôi muốn ghi lại tất cả những người tôi đã gặp gỡ". Bill cho biết.

Câu chuyện này do Stamps kể lại càng làm nổi bật phong cách thẳng thắn của Bill Cliton trong việc yêu cầu giúp đỡ hay lôi kéo người khác tham gia sứ mệnh của mình.

Thực tế, ngay từ sinh viên, vị tổng thống thứ 42 này đã có 1 thói quen là hàng đêm ghi lại trên giấy những tấm thẻ tên và các thông tin quan trọng của những người ông gặp trong ngày.

Sổ quan hệ là quyển sổ ghi chép lại các mối quan hệ chất lượng của bạn.

Bạn có thể liệt kê 1 cách vắn tắt và đơn giản thông tin về các mối quan hệ như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh (sinh nhật), nghề nghiệp và năng lực, mối quan hệ khác của họ…..

Thực tế cuộc đời của bạn thay đổi thường bởi 2 điều:

1 là những quyển sách mà bạn đọc.

2 là những người mà bạn gặp!

Có 1 công thức khá hay:

QUAN HỆ + QUAN HỆ + QUAN HỆ + ….. = TẤT CẢ

Có thể nhiều người biết nhưng ít người hiểu cách vận dụng.

Lợi ích Việc ghi chép SỔ QUAN HỆ nhắc nhở bạn duy trì kết nối hoặc dành thời gian hỗ trợ chéo, giúp đỡ người khác và để nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.

SAI LẦM:

Trung bình 1 người có từ 200-300 mối quan hệ.

Hầu hết mọi người đều có 1 vài mối quan hệ chất lượng, đôi khi có thể chỉ là những lần gặp thoáng qua nhưng rất ít người ghi chép lại điều này. 1 dạng quan hệ nữa là quan hệ bắc cầu. Tức là bạn quen người A là 1 người bình thường, nhưng người đó lại khá thân thiết với người B – 1 người có năng lực mà bạn đang cần B giúp đỡ.

Đáng tiếc là khi bạn bế tắc, ít khi bạn nghĩ đến mạng lưới quan hệ để xử lý mà có thể bạn xử lý mọi việc theo bản năng hoặc thói quen.

Nếu trong mạng lưới của bạn có 1 MENTOR (người đỡ đầu), người có đủ tố chất, năng lực và kinh nghiệm thì cuộc đời của bạn sẽ tăng tốc chóng mặt trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.

Để học hỏi thêm về các chiến lược phát triển mối quan hệ, bạn có thể tìm đọc 3 quyển:

  1. Đắc nhân tâm
  2. Đừng bao giờ đi ăn 1 mình
  3. Ai che lưng cho bạn

GHI NHỚ:

QUAN HỆ SẼ ĐẺ RA TIỀN BẠC.

6) SỔ CÔNG VIỆC (QUẢN LÝ THỜI GIAN):
Branson còn viết lên cả hộ chiếu!
Mắc chứng khó đọc bẩm sinh, ngay từ nhỏ tỷ phú Richard Branson (sáng lập tập đoàn Virgin) đã luyện cho mình thói quen ghi nhớ mọi việc thông qua ghi chép.

Richard Branson tiết lộ một trong những công cụ quyền lực nhất mà ông có trong bộ thủ thuật kinh doanh thành công. Bạn có thể mong đợi đây là một bí quyết phức tạp hay độc đáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, vũ khí bí mật của Branson đề cập tới chính là CUỐN SỔ TAY cũ luôn đi cùng ông tới bất cứ đâu.

Những lưu ý thói quen viết tay – theo ông rất có ích trong công việc quản lý, đàm phán và thậm chí cả các tình huống pháp lý.

Diễn đạt mọi suy nghĩ ra giấy, có lần không mang sổ tay, Branson còn viết lên cả hộ chiếu.

Branson đặc biệt ưa thích dùng bút để viết lên giấy hơn là lướt ngón tay lên bàn phím bởi nó không gây phiền phức hay làm ông tập trung trong một cuộc họp.

CÁCH SỬ DỤNG:

Ví dụ bạn có thể viết ra để sắp xếp và quản lý thời gian như sau:

08h: Làm việc A
10h : Gặp người B
12h: Đi sự kiện C
14h: Làm việc D
16h: Làm việc E
18h: Gặp người F
20h: Làm việc G
22h: Làm việc H
24h: Làm việc I

Ngoài ra, bạn có thể dùng nó ghi chép hoặc diễn đạt bất cứ điều gì mà BẠN ĐANG SUY NGHĨ, MONG MUỐN, NHỮNG VẤN ĐỀ hay GIẢI PHÁP …..

SỰ CHUẨN BỊ cho 1 cuộc bán hàng, đàm phán hay gặp gỡ đối tác….

Lợi ích của việc sử dụng SỔ CÔNG VIỆC thường xuyên:

1) Do có sự liên hệ đặc biệt về thần kinh giữa ngón tay và trí não, mỗi khi bạn sử dụng bút để viết ra trên giấy là bạn đang tăng cường sự TẬP TRUNG và GHI NHỚ một cách đặc biệt.

Bạn làm cho vấn đề trở nên RÕ RÀNG và SÁNG TỎ.

Ví dụ: Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) lại thường diễn đạt suy nghĩ của mình lên những chiếc bảng trắng ngay từ khi còn là sinh viên đại học.

2) Bạn có thể xem lại 1 sự việc đã xảy ra cách đây 3-5 năm, chính xác vào ngày hôm đó xảy ra việc gì. Thật thú vị phải không?

GHI NHỚ:

Nếu thành công là 1 hành trình, đôi khi xem lại quá khứ bạn sẽ biết được tương lai của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân :

1) Tôi bắt đầu thực hành 6 quyển sổ từ 2010

2) Ban đầu không quen và hay quên ghi chép

3) Hiện nay duy trì thường xuyên như sau:

  • Sổ thông thái: 3-7 ngày tôi ghi 1 lần hoặc bất thình lình học được hoặc giác ngộ được.
Hiện nay đã ghi chép được 4 quyển dày. Khá nhiều kinh nghiệm hiện nay tôi chia sẻ lại cho học viên chỉ là 1 phần nhỏ các kiến thức mà tôi đã ghi vào sổ này.

  • Sổ mục tiêu & chiến lược: 2 tuần đến 1 tháng tôi ghi 1-2 lần
  • Sổ nhật ký thành công: Thời gian đầu rất chịu khó ghi (khi cảm xúc tiêu cực nhiều), hiện nay 1-2 tuần mới ghi 1 lần.

Mong muốn duy trì 2-3 ngày ghi 1 lần.

  • Sổ tài chính cá nhân: 3-10 ngày ghi 1 lần
  • Sổ quan hệ: Quản lý trên file excel, 1-2 tháng cập nhật 1 lần.
  • Sổ công việc hàng ngày: Dùng thường xuyên hàng ngày.

THỈNH THOẢNG ĐỌC LẠI TÔI THẤY RẤT THÚ VỊ : Có những điều mà mình không thể tin được do mình viết ra – vì không nhớ gì cả, có 1 số suy nghĩ mà thời điểm này thấy rất buồn cười – vì ngớ ngẩn , và có những điều tôi tiên đoán mơ ước tương lai – nay đã thành sự thật.

LƯU Ý:

  1. Nên mua sổ to, bìa chắc chắn để ghi được nhiều. (hạn chế dùng sổ tay nhỏ do ghi được ít và hay rơi rụng làm mất)
  2. Có thể kết hợp cả hai : Ghi Note trên điện thoại hoặc để Online và Sổ giấy tờ
  3. Xác định THÓI QUEN quan trọng hơn SỐ TIỀN. Ban đầu bạn chưa quen nhưng tập dần sẽ quen. Nhiều người có TƯ DUY của người thành công nhưng họ không bao giờ thành công. Lý do? Họ mới có TƯ DUY mà chưa có THÓI QUEN của người thành công.
  4. Thỉnh thoảng quên không ghi, đừng tự dằn vặt và trách móc bản thân. Hãy tiếp tục. Việc hôm qua đã qua, hôm nay là ngày ta tiếp tục.

TÓM LẠI: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời của bạn gồm:

  1. Sổ thông thái
  2. Sổ mục tiêu & chiến lược
  3. Sổ nhật ký thành công
  4. Sổ tài chính cá nhân
  5. Sổ mối quan hệ
  6. Sổ công việc hàng ngày

Và đừng quên VĂN – TƯ – TU, hãy RA MUA NGAY VÀI QUYỂN SỔ.

GHI CHÉP LẠI những điều mà tôi vừa hướng dẫn bạn vào 1 quyển sổ.

Quyển nào bạn còn nhớ không?

Rồi 1 ngày, nhìn lại những quyển sổ này, bạn sẽ nghĩ:

Thầy giáo thật tuyệt vời! ^ ^

————————————–

P/S : Chia sẻ với tôi vài cảm nhận của bạn hoặc SHARE giúp cho người cần đọc nhé !

————————————–
Blog Umbala | Sưu tầm

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.