March 2015

Có những nơi sinh vật kỳ quặc và kỳ diệu, có khả năng sinh sôi nảy nở ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, có một vài nơi hiếm hoi trên Trái Đất, sinh tồn là điều bất khả thi kể cả với những sinh vật có sức sống mạnh mẽ nhất. Racher Nuwer tìm hiểu dưới đây.
Life in the cracks Một phần sa mạc Atacama Desert của Chile không hề có giọt mưa nào trong suốt 50 năm.

Tại sa mạc Atacama thuộc bắc Chile, dường như không gì có thể tồn tại được. Đây là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới; một số chỗ thì giống như sao Hỏa và suốt 50 năm không hề có một giọt nước mưa.
Nhà thơ Alonso de Ercilla viết hồi 1959:" Tới Atacama gần với bờ biển hoang vắng, bạn sẽ thấy một vùng đất không bóng người, không cánh chim, không con thú, không cả một nhành cây ngọn cỏ".

Thế nhưng Atacama không phải là nơi không có sự sống.

Các loại vi sinh vật được gọi là endolith tồn tại bằng cách náu mình vào lỗ chân lông các tảng đá, nơi chỉ có lượng nước vừa đủ cho chúng sinh tồn.

"Chúng hỗ trợ cho toàn bộ cộng đồng các sinh vật chuyên ăn các thứ phẩm mà chúng thải ra trong quá trình trao đổi chất", Jocelyne DiRuggiero, một nhà vi sinh vật học từ Đại học Johns Hopkins nói: " Mà tất cả các loài vi sinh vật đó đều cùng náu trong các tảng đá, khá là thú vị",

Các loại vi sinh vật thực tế đã tồn tại từ gần bốn tỷ năm nay, một thời gian đủ dài để chúng có thể thích nghi được với một số những điều kiện sống khắc nghiệt nhất trong thế giới tự nhiên.

Nhưng liệu trên Trái Đất có nơi nào quá nghiệt ngã khiến chúng phải chịu thua?

Nhiệt độ cực cao
 Loại vi sinh vật sống dưới đáy biển sâu này sống trong điều kiện cực nóng ở miệng giếng phun thủy nhiệt ở Đại Tây Dương.

Sự sống sinh sôi quanh rìa miệng giếng phun thủy nhiệt dưới đáy biển sâu, nhưng hầu như không sinh vật nào chịu được nhiệt độ coa hơn bên trong giếng.

Sức nóng là một điểm khởi đầu tốt cho quá trình đi tìm lời đáp cho câu hỏi này.

Khả năng chịu nóng kỷ lục hiện đang thuộc về nhóm các vi sinh vật được gọi là hyperthermophile methanogens, có khả năng sinh sôi ở rìa giếng phun thủy nhiệt nằm sâu dưới đáy biển. Một số có thể sinh sôi ở nhiệt độ tới 122 độ C.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng 150 độ C trên lý thuyết là mức nóng tối đa mà sự sống có thể chịu được.

Ở nhiệt độ đó, các chất protein bị phân hủy, các phản ứng hóa học không thể diễn ra, khiến sự sống không thể tồn tại trên Trái Đất.

Điều này có nghĩa là các loại vi sinh vật có thể tồn tại được ở xung quanh các miệng giếng phun thủy nhiệt dưới đáy biển, nhưng không thể là ở bên trong, nơi mà nhiệt độ có thể lên tới 464 độ C.

Với các núi lửa đang tồn tại trên mặt đất cũng vậy. " Tôi thực sự cho rằng nhiệt độ là tham số khắc nghiệt nhất", Helena Santos nói Bà là nhà nghiên cứu chuyên về vi sinh vật tại Đại học New University Lisbon đồng thời là chủ tịch hiệp hội quốc tế chuyên nghiên cứu các điều kiện sống khắc nghiệt, International Society for Extremophiles.
Nghiên cứu về lớp vỏ nằm sâu dưới mặt đất cho thấy sự sống vẫn tồn tại ở nơi có nhiệt độ cực ao và áp suất cực lớn.

Khi nóng tới mức độ nào đó thì "sư sống sẽ không thể tồn tại, mọi thứ bị phá hủy", bà nói.

Ngược lại, áp suất cao gây ít tác hại hơn đối với sự sống. Tức là nhiều khả năng nhiệt độ cao chứ không phải độ sâu mới là tác nhân dẫn tới việc sự sống có thể tồn tại sâu tới đâu dưới bề mặt Trái Đất.

Ở lõi Trái Đát, mức nhiệt 6.000 độ C rõ ràng không thể tồn tại được bất kỳ sự sống nào, tuy người ta vẫn đang tìm hiểu xem mức sâu tối đa là bao nhiêu/

Một loài vi sinh vật có tên gọi là Desulforudis audaxviator đã được phát hiện ở độ sâu gần 3,2km dưới lòng đất tại một mỏ vàng ở Nam Phi. Có lẽ nó chưa từng tiếp xúc với bề mặt Trái Đất từ hàng triệu năm qua và tồn tại được nhờ vào việc hút dưỡng chất mà các khối đá hấp thụ được từ quá trình phân rã phóng xạ.

Nhiệt độ cực thấp

Sự sống cũng tồn tại ở những nơi có thái cực nghiệt ngã khác - nơi nhiệt độ cực lạnh. Vi khuẩn thuộc chi
Psychorobacter có thể sống tốt ở nơi dưới âm 10 độ C của vùng băng giá vĩnh cửu thuộc Siberia và ở vùng bùn sông băng của Nam Cực.
Một loại vi khuẩn lạ tồn tại bên dưới sông băng Taylor Glacier ở Nam Cực, sống nhờ vào  chất sulphur và chất sắt.

Các tế bào sống gần đây đã xuất hiện ở một hồ bùn nằm dưới lớp băng Nam Cực. Hồ Deep Lake siêu mặn của Nam Cực là nơi có các loài sinh vật chịu mặn độc đáo sinh sống ngay cả ở mức âm 20 độ C.

Đề tồn tại được ở những môi trường như thế này, các loài vi sinh vật phải có những cấu tạo phù hợp giúp chúng thích nghi được với hoàn cảnh, như có lớp màng hoặc có cấu trúc protein đặc biệt, và có các phân tử chống đóng băng trong tế bào,

Bởi Trái Đất từng bị băng bao phủ nhiều lần kể từ khi sự sống bắt đầu thành hình, "một cái hồ phủ đầy băng ở Nam Cực chưa phải là đã quá khắc nghiệt". Jill Mikuchi, nhà vi sinh vật học từ Đại học Tennessee nói.

Phóng xạ và hóa chất

Phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân Chernobyl giêt chết nhiều thứ, nhưng có những sinh vật vẫn sinh sôi nảy nở ngay cả bên trong các thùng chứa chất thải hạt nhân

Phóng xạ thường cũng không chặn được các vi sinh vật. Nếu không nằm trực tiếp trên đường nổ của nguyên tử, là điều sẽ khiến chúng bị cháy trụi, thì chúng có thể sinh sôi trong các thùng chứa chất thải phóng xạ hoặc ở gần trung tâm nơi xảy ra thảm họa Chernobyl chẳng hạn.

Deinococcus radiodurans, một trong những loại vi sinh vật kháng sóng vô tuyến mạnh nhất, đã tồn tại được trong các hành trình vào vũ trụ và chịu được các liều phóng xạ tới 15.000 gray ( tức đơn vị đo mức hấp thụ phóng xạ). Mức phóng xạ chỉ 5 gray đã đủ để gây tử vong ở người.

Tương tự, ở những nơi chúng ta coi là môi trường hóa chất gây chết người thì một số loài chịu được điều kiện khắc nghiệt lại thấy đó à môi trường sống lý tưởng.

Một số loài sinh vật cần có chất độc arsenic, thủy ngân hay các kim loại nặng khác mới phát triển và tồn tại được, trong lúc lại có một số loài thích môi trường cyanua.

Trong những mùa hè nóng nực ở Kamchatka của Nga, nhiều vi sinh vật dựa vào sulphur hoặc khí cacbon monoxide để tiến hành trao đổi chất.

" Khó mà tìm thấy một hóa chất nào có khả năng giết chết tất cả mọi sự sống", Frank Robb, một nhà vi snh vật học từ Đại học Maryland nói.

Ở các suối nước nóng của Kamchatka tại Nga, các sinh vật tồn tại trong môi trường chất sulphur và carbon monoxide.
Hồ Salty, rocky, lifeless? The Don Juan Pond ở Nam Cực là nơi " siêu mặn" khiến hầu hết các loài sinh vật không thể tồn tại được.

Tuy nhiên, có thể có những ngoại lệ đơn lẻ. Hồ Don Luan Pond ở Nam Cực là nơi mặn nhất trên Trái Đất mà con người từng biết tới với tỷ lệ mặn lên tới 40%, trong lúc ở Biển Chết tỷ lệ khoảng  33%.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra dấu vết của sự sống vi sinh trong hồ này, nhưng họ vẫn đang tìm hiểu xem liệu đó có phải là những vi sinh thực sự sinh sôi phát triển tại đây không, hay đó chỉ là các vi sinh vật từ nơi khác theo gió cuốn tới.

Don Juan Pond được coi là "một ví dụ về nơi trên Trái Đất mà chúng ta cho là có tồn tại sự sống, nhưng lại không thể xác định được là có sự hiện diện của sự sống tại đó", Corien Bakerman, một nhà vi sinh vật học từ Đại học Penn State nói.

Vào lúc này, nhiệt độ cực cao và một số môi trường thí nghiệm nhân tạo khác có lẽ là những nơi duy nhất có các điều kiện mà ta có lẽ không thể tìm thấy sự sống nào.

Các sinh vật mới thường được phát hiện khiến con người thay đổi giới hạn nhận thức về sự sống, tuy chúng ta vẫn chưa xác định được đâu sẽ là ranh giới cuối cùng. Hay nói như Santos " những thứ không tồn tại thì khó chứng minh hơn so với những thứ có tồn tại".

Ngay cả khi nếu có những nơi nào đó trong thế giới tự nhiên vắng bóng sự sống, thì nếu môi trường đó được duy trì liên tục trong một thời gian dài, nhiều khả năng các sinh vật sẽ luôn tìm được cách để thích nghi.

" Hãy cho chúng đủ thời gian và ròi chúng sẽ tìm ra cách", DiRuggiero nói.




Một quán bún bò gân vỉa hè với bảng nội quy độc nhất vô nhị đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng trong mấy ngày qua.


Nằm ở một góc vỉa hè bên dưới chung cư Tôn Thất Thuyết (Q.4), quán bún bò gân này có vẻ cũng bình thường như bao hàng quán khác.

Nhưng chính những tấm bảng dán khắp nơi trong quán mới là tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng trong suốt mấy ngày qua. Đầu tiên là tấm bảng thông báo giờ bán hết sức ngộ nghĩnhBún bò gân 30 ngàn. Mở cửa 15h30 – Đóng cửa 19h30. Ế… bán tiếp” cùng biểu tượng mặt buồn xo và dòng cuối “Chủ nhật off relax” khiến khách hàng không khỏi bật cười vì sự hóm hỉnh của ông chủ quán.

Kế đến và đặc sắc nhất là tấm bảng nội quy “có một không hai”, với những quy định rất chi trời ơi đất hỡi. “Quý khách ăn thiếu vui lòng thế chấp giấy tờ nhà, giấy hôn thú. Nói chung tất cả các loại giấy trừ giấy vệ sinh. Quán chỉ thu VNĐ mệnh giá dưới 500 ngàn, dứt khoác không nhận ngoại tệ của các quốc gia khác. Đọc xong bảng nội quy này tô bún nguội ngắc, chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm”. Không ai là không bật cười trước bảng nội quy được xem là "bá đạo" nhất Sài Gòn.

Nhiều khách hàng rất thích thú với bảng nội quy độc đáo này và liên tục chụp ảnh để làm kỷ niệm. 

....cũng như lưu lại hình ảnh ông chủ quán cá tính, hài hước

Chủ quán bún bò gân độc đáo này là anh Nguyễn Hoàng Anh Dũng, 48 tuổi, người Sài Gòn. Anh Dũng cho biết quán mới mở được 1 năm và những bảng thông báo này mới chỉ xuất hiện cách đây 2 tháng.

Trước Tết, tôi có dán một bảng thông báo nghỉ Tết với nội dung vui vui. Ai ngờ mọi người thích, chụp lại và share trên Facebook mà tôi cũng đâu có hay, nghe bạn bè nói tôi mới lên xem. Nên sau Tết tôi nghĩ ra mấy cái bảng thông báo này”, anh Dũng cười chia sẻ.(Ảnh: FB Người Sài Gòn) 

Không chỉ có bảng nội quy độc đáo, trên mỗi bàn ăn còn có một bài thơ con cóc đề nghị khách hàng bỏ rác vào đúng nơi quy định do anh Dũng tự sáng tác cũng dễ thương không kém. “Trước đó tôi có làm một bảng năn nỉ khách hàng bỏ rác vào giỏ, lần này tôi thay bằng thơ nhưng xem ra vẫn không ăn thua. Chắc lần tới tôi sáng tác luôn bài hát quá”, anh Dũng vừa nói vừa cười.

Đúng như nội dung ghi trong bài thơ, bên dưới mỗi bàn ăn đều có hai thùng rác để khách hàng không xả rác bừa bãi.

... và thùng nước miễn phí tự phục vụ

Đề cao vệ sinh sạch sẽ, vị chủ quán hài hước này thực tế lại là một người rất cẩn thận và kỹ tính. Toàn bộ khâu chuẩn bị nguyên liệu của quán đều dùng găng tay và kẹp. Cho dù khách đông, anh Dũng vẫn kiên nhẫn từng thao tác với kẹp, kéo và cương quyết không dùng tay trần chạm vào nguyên liệu món ăn.


Sau khi tô bún đã có đầy đủ nguyên liệu bún, thịt gân bò, chả, hành, tiêu, sẽ đến khâu cho nước lèo. Nước lèo được chuyển từ nồi lớn 50 lít sang một nồi nước điện và hâm cho sôi trước khi cho vào tô bún. Anh Dũng còn cẩn thận dùng một cái vợt để lọc nước dùng ngăn không cho hành, sả rơi vào tô bún. “Hồi chưa có cái vợt này, tôi phải múc nước rất cẩn thận để tránh không cho hành sả vào tô bún nên thao tác có phần chậm chạp, giờ thì nhanh hơn nhiều rồi”, anh Dũng bật mí. 

Với nồi nước lèo 50 lít, mỗi ngày anh Dũng bán được hơn 100 tô bún bò gân, thu được khoảng 3 triệu đồng mỗi đêm.

“Bún bò bán ở vỉa hè nhưng hương vị thơm ngon, sạch sẽ, chủ quán lại vui tính, hài hước nên bọn em thường xuyên ghé đây ăn một tuần 3 lần” là chia sẻ của nhóm bạn trẻ làm việc trong một trung tâm luyện tập thể hình gần quán. Quán bún bò gân của anh Dũng rất đông khách, dù bảng thông báo bán đến 19h30 nhưng đến gần 19h quán đã bán hết sạch, nhiều khách hàng đã phải ra về trong tiếc nuối vì đến trễ.

Thế nhưng, quán còn có một khung “giờ vàng” đặc biệt vào thời điểm sau 19h30. “Lúc đó thì thịt bò, chả đã hết, chúng tôi không nhận khách nữa, nhưng vẫn còn bún và nước lèo nên tôi thường tặng cho những người nhặt rác, bán vé số tình cờ đi qua khu vực này và những tô bún này hoàn toàn miễn phí”, anh Dũng cho biết. Quán bán bún bò gân của anh Dũng vì thế cũng trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người lao động thu nhập thấp.

Thật bất ngờ, ông chủ quán bún bò đắt khách chia sẻ trước đây anh chưa hề có kinh nghiệm hay năng khiếu ẩm thực gì. “Ban đầu tôi được sang một quán cà phê nhưng sau đó người bán lại đổi thành quán bún bò. Sau mấy lần tìm người sang quán mà không ai chịu nhận, tôi đành liều thử một phen. Thời gian đầu bán ế lắm, nên tôi học hỏi thêm cách pha chế nước lèo, cách nêm nếm gia vị… dần dà thực khách cũng chấp nhận và yêu mến món bún bò của tôi”, anh Dũng kể.

 “Có người sau khi đọc bảng thông báo nghỉ Tết đầy ấn tượng của tôi đã đến quán ăn liên tục trong 3 ngày, sau đó họ đề nghị hợp tác mở chi nhánh bún bò gân ở địa điểm khác nhưng tôi kiên quyết từ chối dù họ cố gắng thuyết phục. Dù vậy, tôi cũng cảm thấy vui vì từ một người chẳng biết gì về nấu nướng tôi lại có thể làm ra món ăn khiến người khác muốn nhượng quyền, cũng thú vị thật”, anh Dũng cười chia sẻ.

Không ai ngờ ông chủ quán bún bò gân ở vỉa hè chung cư Tôn Thất Thuyết từng làm nghề ca sĩ từ thuở thập niên 90. Anh Hoàng Dũng, thường được gọi là Dũng Đinh, là ca sĩ đầu tiên hát song ca cùng ca sĩ Phương Thanh. Lận đận theo nghiệp ca hát suốt 11 năm, anh Dũng quyết định bỏ nghiệp ca hát mở công ty đào tạo boyband và D & D, một nhóm boyband khá nổi tiếng đầu những năm 2000 là do anh đào tạo. Sau một thời gian ngắn, anh cảm thấy mình không còn yêu thích nghệ thuật nữa nên chuyển sang buôn bán đủ thể loại, từ quần áo, bất động sản, kinh doanh vàng. Gần đây nhất, hiếm hoi, anh mới nhận lời làm đạo diễn liveshow “Nếu em được lựa chọn”, một chương trình được tổ chức rất công phu, hoành tráng đánh dấu chặng đường ca hát của ca sĩ Lâm Chí Khanh. “Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, giờ buông hết thấy mình nhẹ tênh. Nhiều bạn bè tôi bên Mỹ hay tin tôi bán bún bò đều rất ngạc nhiên, phải tìm về Việt Nam đến quán “tận mục sở thị” mới tin chính tôi làm thật chứ không thuê người nấu”, anh Dũng kể. Hiện tại, anh góp vốn kinh doanh một tiệm vàng vào buổi sáng, thời gian buổi chiều anh bán bún bò như một sở thích mà anh vừa tình cờ phát hiện ra.

 Với nụ cười luôn nở trên môi, phương châm sống của anh Dũng là “Tôi không tính toán gì lâu dài, cứ sống cho ngày hôm nay thôi. Hôm nay phải vui hơn ngày mai vì ngày mai đâu biết trước việc gì xảy ra, cứ sống vui hôm nay đi đã”. Và việc sáng tạo ra những tấm bảng nội quy hài hước cũng là một phần trong câu chuyện “sống vui mỗi ngày” của vị chủ quán bún bò “bá đạo” nhất Sài Gòn này.


Theo: Lê Minh
Nguồn: afamily.vn

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.